Bị vảy nến trên da mặt và cách trị tại nhà đơn giản cho người bệnh

Bị vảy nến da mặt là một trong những bệnh lý da liễu gây ra ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh, khiến cho người bệnh tự ti trong giao tiếp. Hiện nay, bệnh vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh, cũng chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng là gì, bệnh có thực sự nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ở nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân xuất hiện vảy nến trên da mặt

Theo các nhà khoa học cho biết, cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác  nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến trên mặt.

Bệnh được cho là có liên quan mật thiết tới gen và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có rất nhiều trường hợp người mắc bệnh thì có ít nhất một thành viên trong gia đình có liên quan đến căn bệnh này. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm, tăng sinh tế bào da.

vảy nến trên da mặt

Mặc dù nguyên nhân gây nên bệnh thường không rõ ràng nhưng có một số yếu tố được xác định sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh và phát triển bệnh vảy nến trên mặt. Bao gồm một số những yếu tố sau:

  • Yếu tố liên quan tới di truyền, bố hoặc mẹ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh ở con sẽ cao hơn so với bình thường.
  • Người có tiền sử bị nhiễm trùng da.
  • Bệnh có thể do một số loại nấm gây nên, điển hình là nấm men Malassezia.
  • Người thiếu hụt hàm lượng vitamin D trong cơ thể.
  • Hút thuốc quá nhiều, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê trong thời gian dài.
  • Do béo phì,…

Ngoài ra, còn rất nhiều các nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng bệnh vảy nến ở mặt. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Vảy nến trên da mặt có thực sự nguy hiểm?

Bệnh vảy nến trên mặt thường khác với ở những khu vực khác trên cơ thể. Da ở vùng mặt thường mỏng hơn rất nhiều nên rất dễ hình thành những mảng da dày, có vảy, gây ra tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu.

Bệnh trên da mặt thường có tính chất nhẹ nhưng gây thường gây ảnh hưởng ở rộng. Bệnh thường xảy ra ở cả vùng da mặt, chân tóc, cổ, trán, tai gây ảnh hưởng rất lớn về thẩm mỹ. Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh ở vùng da mặt kèm theo vùng da đầu hoặc một số vị trí khác.

Bệnh nhân bị vảy nến da mặt thường bị ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý xã hội và sức khỏe đi kèm. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng để lâu không được điều trị có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh có thể gây ra một số những biến chứng như:

  • Biến chứng ở vùng mắt: Bệnh thường gây ra những tác động ở vùng mặt.. Từ đó có thể gây ra các nguy hại dẫn tới viêm nhiễm bờ mi, viêm kết mạc, giảm thị lực…
  • Ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý: Đây là vấn đề có thể gặp ở tất cả các bệnh nhân tùy thuộc vào từng mức độ khác nhau. Khuôn mặt bị tổn thương do bệnh sẽ khiến người bệnh có tâm lý tự ti, mặc cảm, ám ảnh bởi sự kỳ thị và xa lánh của mọi người. Trầm cảm là một trong những biến chứng dễ gặp phải nhất ở người bệnh vảy nến trên mặt.
  • Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch: Có khoảng 25% người bệnh gặp phải các biến chứng liên quan đến tim mạch và huyết áp. Trong đó, tăng huyết áp, đột quỵ là những biến chứng thường gặp nhất.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người bệnh. Nên việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là yếu tố vô cùng quan trọng.

Cách trị vảy nến tại nhà đơn giản

Bệnh vảy nến ở mặt có thể gây ra nhiều những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh vì đây là một trong những vùng da nhạy cảm trên cơ thể. Hiện nay, theo các bác sĩ cho biết vẫn chưa có cách chữa hoặc loại thuốc đặc trị bệnh nào. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả:

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

  • Corticoid: Đây là một trong những nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Các loại thuốc mỡ, kem bôi, thuốc xịt sẽ giúp làm giảm tình trạng đỏ và sưng tại chỗ.
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Các loại thuốc thường được chỉ định gồm Pimecrolimus  và Tacrolimus, có tác dụng gây ra ức chế hoạt động quá mức của tế bào T là một trong những nguyên nhân gây ra phản ứng bệnh.
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp người bệnh làm dịu da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khô da, do bệnh gây ra
  • Thuốc mỡ Crisaborole: Được bác sĩ chỉ định giúp làm giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy.
  • Một số loại thuốc uống: Cyclosporine (Neoral), Apremilast (Otezla),  Retinoids liều thấp, kháng sinh, chống nấm,…

Để việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng và chế độ kiêng khem. Việc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

Điều trị vảy nến ở mặt tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể áp dụng kết hợp một số mẹo chữa tại nhà giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Cách chữa bệnh bằng nha đam: Bạn cần sử dụng 1 bẹ nha đam tươi, sơ chế loại bỏ phần vỏ bên ngoài dùng đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để giúp dưỡng ẩm, làm dịu tình trạng ngứa ngáy. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần sẽ giúp tình trạng bệnh hiệu quả sau 10 ngày sử dụng.
  • Dùng giấm táo chữa vảy nến da mặt: Trộn 2 thìa giấm táo cùng với 2 thìa sữa tươi không đường, sử dụng để bôi lên vùng da mặt bị tổn thương, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng rồi giữ nguyên trong vòng 20 phút. Sau đó, rửa lại mặt bằng nước sạch. Áp dụng đều đặn hằng ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm.
  • Đắp bột yến mạch chữa bệnh hiệu quả: Trong thành phần của bột yến mạch có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho quá trình nuôi dưỡng và tái tạo da. Bạn có thể sử dụng để đắp riêng bột yến mạch hoặc dùng trộn với sữa tươi không đường để giảm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các biện pháp chữa vảy nến da mặt bằng mẹo chữa trên đây chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng chúng trong trường hợp da mặt bị tổn thương nặng vì phần lớn chúng không đem lại tác dụng trong quá trình sử dụng.

Bị vảy nến da mặt có nguy hiểm không? Các cách trị tại nhà đơn giản như thế nào để mang lại hiệu quả? Những thắc mắc trên đã được chúng tôi giải  đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.

0983340246