Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị thoái hóa đốt sống cổ không cần mổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp, đặc trưng với những cơn đau đau buốt, tê mỏi đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh và sử dụng đúng biện pháp điều trị là yếu tố quyết định đến kết quả chữa bệnh cuối cùng mà không cần mổ thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là một dạng bệnh lý thoái hóa xảy ra ở vùng cột sống cổ, bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp, dây chằng tới các sụn khớp, đĩa liên đốt. Về cơ bản, tất cả các tổn thương thoái hóa chỉ là căn bệnh xương khớp đơn thuần. Tuy nhiên, ngay khi tình trạng thoái hóa tác động đủ lớn, nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ làm hạn chế các hoạt động cúi ngửa, xoay trái phải thông thường sẽ trở lên vô cùng khó khăn. Khi không được điều trị đúng cách, các khớp cổ có thể bị biến dạng, rễ thần kinh bị chèn ép gây rối loạn thực vật, thiếu máu lên não, rối loạn cảm giác tứ chi, thậm chí bại liệt một hoặc cả hai cánh tay.

thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Thường thì các dấu hiệu của bệnh xuất hiện khá mờ nhạt, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh. Thoái hóa càng nặng thì triệu chứng càng rõ nét, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một hoặc cùng lúc các biểu hiện sau:

Đau cột sống cổ cấp tính

Thường thì sau khi vận động mạnh vùng cổ, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ thấy cơn đau cổ hoặc đau vai gáy xuất hiện đột ngột theo từng đợt, dữ dội sau đó lại giảm dần.

Đau cột sống cổ mãn tính

Cơn đau cổ khi âm ỉ, khi dữ dội, tầm vận động bị hạn chế, thường xuyên cứng cổ vào buổi sáng. Cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ dễ dàng xuất hiện thời điểm thay đổi thời tiết hoặc ngay cả khi không có tác nhân kích thích quá lớn.

Chèn ép rễ thần kinh

Rễ thần kinh bị chèn ép khiến cơn đau lan lên đỉnh đầu, vai gáy và cánh tay kèm theo cảm giác tê bì, châm chích. Lúc này, người bị thoái hóa đốt sống cổ bị hạn chế các cử động cổ, cánh tay như duỗi, gập tay, cầm nắm. Nếu để nặng, cơ tay có thể yếu dần gây teo, thậm chí bại liệt.

Rối loạn cảm giác

Bệnh nhân bị mất phản xạ dựng lông, giảm tiết mồ hôi, rối loạn tiểu tiện, không phân biệt được nóng lạnh…

Rối loạn thần kinh thực vật

Rễ thần kinh bị chèn ép gây thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình, mờ mắt, ù tai, chóng mặt…

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Thông thường, thoái hóa cột sống cổ được ấn định là kết quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, để hình thành nên bệnh thì thường được cộng hưởng từ nhiều yếu tố mà thành, cụ thể:

  • Thoái hóa tự nhiên: Ngay khi trưởng thành, sụn khớp đã không còn khả năng sản sinh và tái tạo tự nhiên. Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ do thoái hóa cũng là phổ biến nhất, từ năm 30 tuổi, thân đốt cột sống của con người sẽ lão hóa dần do tưới máu kém, chức năng thẩm thấu nước vốn có của đĩa đệm cũng giảm dần theo thời gian.
  • Đặc thù nghề nghiệp: nhóm đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao do phải làm việc ở tư thế cúi và vận động cổ thường xuyên với cường độ cao như diễn viên xiếc, thợ sơn trần, nha sĩ, văn phòng, công nhân… có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Thói quen sai lầm: kẹp điện thoại bằng cổ và tai để nghe điện thoại, ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, ngủ gục trên bàn… là những thói quen tạo áp lực lên đốt sống cổ.
  • Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương: không khởi động khi tập luyện, chơi thể thao quá độ, ngã, tai nạn… có thể gây tổn thương vùng cổ, đẩy mạnh nguy cơ thoái hóa.
  • Di truyền: Có nhiều người sinh ra đã có hệ xương khớp yếu ớt và dễ bị thoái hóa do di truyền.

Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng, phù hợp thì có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Cột sống cổ thoái hóa trong thời gian dài không được điều trị tiến triển thành thoát vị đĩa đệm cổ. Khi đó, quá trình điều trị gặp khó khăn và nguy cơ cao bị rối loạn cảm giác, rối loạn thực vật, bại liệt.
  • Rối loạn tiền đình: Bệnh làm tổn thương lỗ tiếp hợp, gây rối loạn tiền đình, thiếu máu não gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn.
  • Các vị trí từ cổ trở xuống bị tê và yếu: Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm bởi cột sống thoái hóa mọc gai xương, ống xương sống bị thu hẹp dẫn đến tình trạng tủy sống bị chèn ép. Lúc này các vị trí dưới cổ bị yếu, thậm chí tê liệt kèm theo đó là những cơn đau nhức dữ dội.

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Y học hiện đại ngày nay tiếp cận việc giải phóng tình trạng thoái hóa ở các đốt sống cổ với nhiều phương pháp như Tây Y, Đông Y, Bài tập chuyên biệt,… Mỗi giải pháp đều có cơ chế tác động và liệu trình áp dụng riêng, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo để áp dụng với tình trạng bệnh thực tế của mình.

Cơ chế điều trị thoái hóa đốt sống cổ của các phương pháp hiện nay
Cơ chế điều trị thoái hóa đốt sống cổ của các phương pháp hiện nay

Các biện pháp điều trị bằng Tây Y

  1. Dùng thuốc: thuốc giảm đau (salicylic, paracetamol), thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone) và thuốc chống viêm (diclofenac, meloxicam)… là những loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp đau cấp tính.
  2. Thủ thuật: Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số liệu pháp hiện đại như sóng cao tần, diện chẩn, tia hồng ngoại… cũng hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ khá tốt.
  3. Phẫu thuật: Có hai phương pháp chính là mổ nội soi và mổ hở với mức chi phí dao động từ 20-60 triệu/ca.

Điều trị bằng y học cổ truyền

  1. Bài thuốc dân gian: Bệnh nhân kiên trì áp dụng một số bài thuốc như lá mật gấu xay nhuyễn uống với bia, xương rồng dầm muối đắp, dền gai sắc uống hoặc hương nhu tía hãm trà… cũng rất tốt cho quá trình chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc nam tự nhiên.
  2. Vật lý trị liệu: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, giác hơi… cũng là những liệu pháp phổ biến trong Đông Y mà bệnh nhân nên áp dụng.

Tập luyện, thể dục

Không cần quá phức tạp, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể tập luyện các động tác xoay cổ, vươn cổ sang ngang và về phía trước, nhún vai, cúi đầu… ngay tại bàn làm việc của mình. Nếu có thời gian, người bệnh thực hiện thêm một số tư thế yoga như con cá, cây cầu, con mèo… cũng rất tốt quá trình hồi phục sự dẻo dai của cột sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không?

Sự lão hóa của các xương đốt sống chính là biểu hiện bệnh lý của thoái hoá cột sống. Tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc những người tham gia liên tục vào quá trình lao động sản xuất sai tư thế trong một thời gian dài. Điều này khiến canxi bị lắng đọng, viêm khớp, từ đó dẫn đến gai xương cột sống và làm cho tủy, dây thần kinh bị chèn ép.

Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho các tổ chức xung quanh cột sống bị hư hại và xuất hiện tình trạng thoái hoá đốt cột sống cổ. Những tổn thương này không chỉ làm người bệnh bị đau, cứng cổ mà còn hạn chế khả năng vận động, đặc biệt là vùng trên cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không?

Để giải quyết những bất cập và sự khó chịu mà thoái hóa xương cột sống gây nên, không ít người bệnh đã nghĩ đến phương pháp phẫu thuật. Việc phẫu thuật chữa thoái hoá đốt sống cổ là liệu pháp hiệu quả giúp khắc phục triệt để những vấn đề của bệnh. Tuy nhiên đây chỉ nên là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến bởi không phải bệnh nhân nào bị thoái hoá cột sống cũng cần phải phẫu thuật.

Tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ mà các y bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Với các bệnh nhân nhẹ, bạn chỉ nên uống thuốc, châm cứu hoặc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Mổ thoái hoá đốt sống cổ chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp cụ thể sau:

  • Thoái hoá nặng khiến cổ cứng, mất tầm vận động hoặc thoái hoá yếu liệt các chi
  • Đau quá mức: Các rễ thần kinh và dây thần kinh tủy sống bị chèn ép nặng khiến cho người bệnh bị đau nhức không thể chịu đựng được mới được chỉ định mổ để giảm chèn ép và giảm đau.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Được chỉ định mổ trong trường hợp hai tay, cổ bị đau và hai chân bị rối loạn chức năng.
  • Tổn thương các dây thần kinh: Các rễ thần kinh dọc vùng cổ đến hai bàn tay, cánh tay và các ngón tay bị chèn ép dẫn đến đau nhức, khó chịu kéo dài.
  • Vùng tủy cổ bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm: Đây được xem là biến chứng nặng nhất của bệnh khiến cho cánh tay bị tê liệt, sinh hoạt tình dục bị rối loạn, khả năng tiểu tiện mất kiểm soát… Trường hợp này cần phải tiến hành phẫu thuật mổ thoái hóa đốt sống cổ ngay để cải thiện tình trạng bệnh và tránh những diễn biến nguy hiểm hơn cho người bệnh.

Chi phí mổ thoái hóa cột sống cổ

Nếu như trước đây, các biến chứng nguy hiểm của bệnh không thể khắc phục được bằng các liệu pháp chữa trị truyền thống thì giờ đây người bệnh đã không còn phải lo lắng quá nhiều. Sự phát triển của y học hiện đại đã mang đến cho bệnh nhân rất nhiều cơ hội mới, tốt hơn để giảm thiểu đau đớn, hạn chế tổn thương, trở về với cuộc sống, sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó, các phương pháp hiện đại thường có chi phí cao hơn so với phương pháp truyền thống nhưng hiệu quả đạt được lại tốt hơn nhiều. Trước khi quyết định có nên mổ thoái hoá đốt sống cổ hay không, người bệnh nên xem xét tình trạng sức khoẻ, đánh giá mức độ tổn thương của đốt sống cổ để đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp.

Mặc dù chi phí để thực hiện ca mổ không phải là rào cản quá lớn đối với đa số mọi người, thế nhưng đối với những trường hợp thuộc diện không khá giả cũng cần phải cân nhắc.

Một số chi phí mổ thoái hóa đốt sống cổ cần phải chuẩn bị cho ca mổ bao gồm:

  • Giá thăm khám và chụp X-Quang (hoặc MRI nếu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm): 500.000-1.500.000đ.
  • Giá phương pháp mổ tuỳ thuộc vào từng hình thức khác nhau mà cũng có mức giá thành khác nhau (mức giá còn có sự chênh lệch giữa các bệnh viện)
    • Mổ thường: Chi phí phẫu thuật sẽ dao động trong khoảng từ 15-20 triệu đồng/ca.
    • Mổ nội soi: Chi phí thường đắt hơn, dao động trong khoảng từ 20-40 triệu đồng/ca.
  • Chi phí nằm viện, thuốc men, chăm sóc bệnh nhân: Dao động khoảng 5-10 triệu đồng.

Mổ thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả không?

Mổ thoái hoá cột sống mang đến hiệu quả hồi phục cao đối với bệnh nhân bị đau nặng, có nguy cơ biến chứng hoặc đã biến chứng. Tuy nhiên người bệnh hãy nhớ rằng bản chất của bệnh là sự thoái hóa theo thời gian, là quy luật không thể thay đổi. Vì vậy phẫu thuật không giải quyết triệt để tình trạng thoái hóa cột sống được.

Bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn có nên phẫu thuật hay không bởi trong và sau khi phẫu thuật có thể xảy ra một số tình huống đặc biệt như:

  • Đối với những người có thể trạng yếu việc can thiệp sẽ rất khó khăn bởi trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra tình trạng sốc thuốc, kháng thuốc do phản vệ tự nhiên của cơ thể.
  • Viêm nhiễm sau khi mổ: Nếu không kiêng cữ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi thực hiện ca mổ có thể dẫn đến một số biến chứng như sự xâm nhập của vi khuẩn, virus… Những tác nhân này sẽ làm cho vết thương chưa lành bị nhiễm trùng, thậm chí là nhiễm trùng máu hoặc hoại tử vết thương.
  • Phẫu thuật mổ thoái hóa đốt sống cổ không triệt để do tay nghề của bác sĩ yếu có thể gây, liệt dây thần kinh, dây thần kinh bị dính liền….

Những trường hợp này không chỉ khiến bệnh tình không được chữa khỏi mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn. Bởi vậy nên trước khi phẫu thuật, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ thông tin và địa chỉ bệnh viện uy tín.

  • Bệnh bị tái phát: Mặc dù phương pháp mổ được chứng minh là mang lại hiệu quả điều trị cao, nhanh chóng. Tuy nhiên nếu không thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc thì chắc chắn bệnh sẽ quay trở lại.

Để giảm thiểu những rủi ro khi thực hiện mổ thoái hoá đốt sống cổ và trong quá trình điều trị phục hồi, người bệnh cần phải:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm có lợi cho xương khớp, bổ sung thêm trái cây, các loại vitamin phù hợp.
  • Kiên trì thực hiện các bài vật lý trị liệu (Có thể tự thực hiện tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ thực hiện).
  • Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ là yếu tố quan trọng hỗ trợ và điều trị thoái hoá cột sống trước và sau khi phẫu thuật.
  • Hạn chế vận động mạnh mà nên nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Mổ thoái hóa đốt sống cổ mang lại hiệu quả điều trị và phục hồi rất tốt với người bệnh nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để chi trả cho quá trình điều trị hiện đại này. Cùng với đó, phương pháp này không thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, dễ tái phát.

XEM THÊM: Xoay cổ kêu rắc rắc, nghe có tiếng kêu lạo xạo là bệnh gì và cách trị

“Đánh bại” thoái hóa đốt sống cổ bằng An Cốt Nam chỉ 120.000 đồng/ngày

An Cốt Nam ra đời mở ra một cuộc cách mạng của y học trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bài thuốc là phác đồ điều trị bảo tồn thoái hóa đốt sống cổ không xâm lấn bằng phẫu thuật, cho hiệu quả điều trị bền vững nhất hiện nay. Trên thực tế sử dụng, 85% bệnh nhân điều trị thành công sau từ 1 đến 5 liệu trình điều trị bằng An Cốt Nam và không tái phát sau ít nhất 5 năm.

Anh Nguyễn Đình Đề (Bình Dương) chữa trị thành công thoát hóa đốt sống cổ nhờ An Cốt Nam:

An Cốt Nam sử dụng phác đồ điều trị “kiềng 3 chân” hiệu quả lâu bền, điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Phác đồ toàn diện từ trong ra ngoài của An Cốt Nam là phương pháp điều trị bảo tồn thoái hóa đốt sống cổ tối ưu hàng đầu hiện nay.

Phác đồ điều trị của An Cốt Nam:

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Trong thành phần của An Cốt Nam có chứa nhiều thảo dược quý như sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam… Các dược liệu này đều được công nhận về độ quý hiếm và có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh lý xương khớp.

Ví như sâm Ngọc Linh, đây là một trong loại thảo dược quý nhất trên thế giới chứa hơn 52 hợp chất saponin vượt trội so với các loại sâm khác. Loại sâm này mọc ở đồi núi độ cao từ 1.200 đến 1.500m thậm chí là 2000m. Thành phần dược liệu quý hiếm này được kết hợp trong bài thuốc An Cốt Nam giúp tăng cường hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Thành phần dược liệu có trong bài thuốc An Cốt Nam:

an cốt nam thành phần

Chỉ 1.500.000 đồng trên một phác đồ điều trị gồm 10 gói thuốc uống, 10 cao dán, người bệnh được tặng miễn phí 3 buổi trị liệu lên tới 1.000.000 đồng. Người bệnh được hỗ trợ tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia uy tín hàng đầu  về việc sử dụng thuốc và liệu trình điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh hoàn toàn.

an cốt nam lộ trình xương khớp

Điều trị dứt điểm triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ – Gọi ngay

hotline miền bắc hotline sài gòn

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ bán thuốc An Cốt Nam:

Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0983.34.0246

Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng – Phường 15 – Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0983.34.0246

Hy vọng những thông tin được tổng hợp trong bài viết về mổ thoát vị đĩa đệm đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích để điều trị bệnh hiệu quả. Bấm khung chat với bác sỹ để được hỗ trợ nhanh nhất!

0983340246