Đau Vai Gáy Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bằng Diện Chẩn

Đau vai gáy có thể là hệ quả của những tác nhân cơ học thông thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài trên 2 tuần hoặc lâu hơn, hãy cẩn thận một số bệnh lý nguy hiểm ẩn giấu phía sau tình trạng này. Cùng tìm hiểu đau vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau vai gáy bằng diện chẩn ngay sau đây nhé!

Đau vai gáy là gì?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy bị co cứng gây đau nhức. Khi đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi quay đầu, quay cổ. Thông thường các cơn đau vai gáy xuất hiện vào buổi sáng và liên quan đến hệ cơ xương khớp, mạch máu ở vùng vai gáy.

Khi bị đau mỏi vai gáy, giai đoạn đầu người bệnh chỉ có cảm giác đau mỏi nhẹ vùng vai gáy. Khi bệnh tiến triển nặng, những cơn đau nhức nặng hơn, xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn, đặc biệt khi lao động nặng, vận động vùng cổ vai gáy.

Những cơn đau cổ vai gáy xuất hiện bất ngờ, không báo trước. Người bệnh có thể thấy vùng vai gáy bị đau nhức khi ngủ dậy, khó khi vận động vùng cổ vai gáy.

Phân loại đau vai gáy

Đau cổ vai gáy được chia thành 2 loại:

  • Đau vai gáy cấp tính: Xuất hiện khi người bệnh ngủ không đúng tư thế khiến cơ bị căng giãn quá nhanh hoặc do bị chấn thương cơ, dây chằng ở cổ vai gáy. Sau một thời gian tình trạng đau vai gáy sẽ biến mất và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh.
  • Đau vai gáy mãn tính: Những cơn đau xuất hiện liên tục, kéo dài kèm theo đó là những cơn đau lan sang cả vùng cánh tay. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và có biện pháp điều trị đúng, kịp thời, tránh biến chứng bệnh xảy ra.

Triệu chứng đau vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ ở vùng cổ vai gáy bị co cứng lại gây ra những cơn đau nhức, đồng thời vùng cổ vai gáy bị hạn chế khi cúi cổ, quay đầu. Những cơn đau nhức này thường hỏi thăm vào buổi sáng và liên quan mật thiết đến hệ thống cơ xương khớp, mạch máu ở vùng cổ vai gáy.

Những triệu chứng biểu hiện đau cổ vai gáy dễ dàng nhận biết gồm:

  • Các cơn đau nhức tăng nặng hơn khi đi lại, ngồi lâu, khi đứng lên hoặc vận động cột sống cổ như quay đầu, cúi đầu, ngửa cổ và đặc biệt khi thời tiết thay đổi
  • Đau mỏi vai gáy còn lan xuống vùng vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay, cảm giác tê bì rất khó chịu
  • Khi tình trạng đau vai gáy tiến triển nặng thì chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng gây ảnh hưởng đến vùng cổ vai gáy

triệu chứng đau vai gáy

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy bị co cứng, khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi, đau buốt như kim châm. Hiện tượng này thường xuất hiện khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng, cúi ngửa quá lâu, thay đổi thời tiết và giảm đi khi nghỉ ngơi.

Ngoài những triệu chứng trên, đau vai gáy còn có thể gây ra một số vấn đề khác như hạn chế vận động, đau lan xuống bả vai, cánh tay, cảm giác tê bì, châm chích… Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là khi các triệu chứng không thuyên giảm và có xu hướng tăng nặng dần.

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, đau vai gáy còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn tiền đình, rối loạn cảm giác tứ chi, đau rễ thần kinh thực vật… thậm chí bại liệt một hoặc cả hai tay.

Nguyên nhân đau vai gáy

Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị thì tình trạng đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ những nguyên nhân nội ngoại sinh khác nhau. Dưới đây là những thủ phạm gây đau vai gáy phổ biến:

  1. Tính chất công việc: “Chọn nghề là chọn bệnh”. Dễ hiểu khi hầu hết những người làm công việc phải ngồi nhiều, cúi ngửa và bê vác… như dân văn phòng, công nhân, thợ sơn trần, bác sĩ nha khoa… lại dễ bị đau vai gáy hỏi thăm đến vậy.
  2. Sai tư thế: Một số người có thói quen ngồi gù lưng, nằm ngủ gối quá cao, nghe điện thoại bằng vai và tai… Đây là những lý do khiến vùng cột sống cổ và vai gáy bị co cứng, gây ra hiện tượng đau mỏi, tê bì.
  3. Chấn thương: Tai nạn giao thông, ẩu đả, va chạm, ngã từ trên cao xuống… là những vi chấn thương có thể để lại di chứng tại vùng vai gáy. Khi đó, tình trạng đau vai gáy sẽ thường xuyên xuất hiện khi người bệnh vận động quá mạnh hoặc vào thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh.
  4. Đau vai gáy do căng thằng, stress: Nghe có vẻ không liên quan nhưng những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống lại chính là nguyên nhân làm gia tăng các cơn co, gồng cứng vùng vai gáy.

Đau vai gáy là biểu hiện của bệnh gì?

Những cơn đau nhức mỏi vùng vai gáy có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc một số căn bệnh sau:

  1. Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là thủ phạm gây đau vai gáy phổ biến nhất. Cũng giống như bất cứ vị trí nào, phần xương khớp ở cổ vai gáy hoàn toàn có thể bị lão hóa theo thời gian.
  2. Thoát vị đĩa đệm: Cùng với yếu tố thoái hóa sinh học, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng là thủ phạm gây ra chứng đau vai gáy. Về cơ bản, các triệu chứng của thoát vị khá giống với thoái hóa, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều do dây thần kinh bị chèn ép nặng nề.
  3. Viêm quanh khớp vai: Là bệnh lý có tính chất tổn thương ở cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai, bao gồm túi thanh dịch, bao khớp, gân cơ trên vai và bó dài gân nhị đầu cánh tay… Triệu chứng viêm quanh khớp vai phổ biến nhất là đau vai gáy, bả vai đông cứng, khi vận động kêu răng rắc, sốt nhẹ, khớp vai sưng nóng, đau lan xuống cánh tay và lên cổ…
  4. Lao xương khớp: Mặc dù hiếm xảy ra hơn, tuy nhiên người bệnh cũng đừng bỏ qua nguyên nhân này. Lao xương khớp xảy ra khi vi khuẩn mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào cột sống, gây đau tại chỗ và lan ra xung quanh. Ngoài triệu chứng đau cổ, đau vai gáy, bệnh nhân nhân cần chú ý đến một số hiên tượng lạ như sốt, sụt cân, mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt…

Chế độ ăn uống cho người đau mỏi vai gáy

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc tăng sự dẻo dai cho hệ xương khớp. Cùng với đó, việc nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm có hại cũng là nguyên nhân gia tăng tình trạng đau vai gáy. Dưới đây là một số gợi ý hoàn hảo về chế độ ăn mà bạn nên áp dụng.

Thực phẩm người bệnh đau vai gáy nên ăn

  1. Axit béo có lợi: Một số thực phẩm như cá hồi, cá biển, tôm cua, tảo… cung cấp hàm lượng Omega-3 dồi dào, giúp giảm cơ cứng khớp và tăng cường chức năng của các loại thuốc chống viêm vô cùng hiệu quả.
  2. Canxi: Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương. Vì vậy để giảm nguy cơ loãng xương, giòn xương và hạn chế tình trạng đau vai gáy, người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm như sữa, ngũ cốc, đậu, trứng…
  3. Glucosamin: Không cần phải tốn quá nhiều tiền để mua thực phẩm chức năng, bệnh nhân bị đau vai gáy hoàn toàn có thể tận dụng hàm lượng glucosamin dồi dào trong xương ống, xương sườn, sụn bò, sụn bê… để tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ xương khớp.
  4. Chất xơ và vitamin: Ngoài việc giảm áp lực đè nén, chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ quả tươi còn giúp giảm đau vai gáy, tình trạng sưng viêm, hồi phục tổn thương vùng vai gáy vô cùng hiệu quả.

Nhóm đồ ăn người bị đau vai gáy nên tránh

  1. Đồ ăn mặn: Muối là nguyên nhân gây sưng phù, tích nước và gia tăng hiện tượng viêm tại xương khớp. Cùng với đó, việc ăn đồ quá mặn cũng khiến chúng ta thải ra nhiều canxi hơn khi đi tiểu, tăng nguy cơ bị loãng xương.
  2. Đồ chiên rán: Hầu hết những người bị đau vai gáy đều cảm thấy các triệu chứng của bệnh nặng hơn sau khi họ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi khi chất béo được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ kích hoạt những phản ứng viêm khiến người bệnh bị đau vai gáy trở nên đau đớn nhiều hơn.
  3. Đạm: Các loại thịt đỏ và những thực phẩm quá giàu đạm như thịt bò, thịt trâu, nội tạng… không những làm tăng cholesterol mà còn làm giảm quá trình chuyển hóa trong cơ thể, gây thiếu hụt canxi.
  4. Chất kích thích: Người bệnh đau vai gáy nên kiêng bia rượu, cà phê, nước ngọt… làm tăng lượng axit uric trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.

Cách chữa đau vai gáy tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau vai gáy tại nhà sau:

Sử dụng các loại thuốc Tây

Để giảm hiện tượng cơ cứng và đau mỏi vai gáy, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chữa đau vai gáy sau:

  1. Thuốc giảm đau: Paracetamol, Panadol…
  2. Thuốc giãn cơ: Mydolcam, Myonal…
  3. Thuốc kháng viêm: Meloxicam celecoxib, diclofenac
  4. Glucosamine và vitamin 3B.

Người bệnh đau vai gáy có thể sử dụng một số thuốc chống trầm cảm với trường hợp mất ngủ, mệt mỏi hoặc đau thần kinh kéo dài.

Về cơ bản, thuốc tân dược chữa đau vai gáy chỉ cho hiệu quả tức thời và có thể để lại nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng nội tạng. Để giảm thiểu rủi ro xấu nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng của bác sĩ yêu cầu và tuyệt đối không tự ý mua khi chưa có đơn thuốc.

Cách chữa đau vai gáy bằng thuốc Nam

Kho tàng YHCT lưu giữ rất nhiều bài thuốc nam chữa đau vai gáy đơn giản và hiệu quả. Kiên trì áp dụng 4 bài thuốc dưới đây, bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

  1. Cam nướng: Thái bỏ phần đầu quả cam, khoét 1 lỗ nhỏ rồi nhồi hành khô, phèn chua vào bên trong. Bệnh nhân bị đau vai gáy đem nướng quả cam đến khi phần vỏ cháy đen thì bỏ qua, thái nhỏ quả cam đắp lên vùng bị đau trong 10-15 phút. Nếu được, massage vai gáy để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
  2. Hạt gấc ngâm rượu: Đốt hạt gấc, lấy phần nhân vàng bên trong rồi giã nhỏ. Đem hạt gấc ngâm rượu khoảng 1 tuần, sau đó lấy phần rượu gấc xoa bóp vùng đau vai gáy.
    Rau cần: Rửa sạch 1 nắm rau cần, giã nát và vắt lấy nước cốt. Thêm một chút đường trắng vào nước rau cần và đun sôi lên, uống ngày 1 lần.

Phương pháp diện chẩn là gì?

Diện chẩn là một trong những phương pháp điều trị bệnh của lĩnh vực y học cổ truyền. Tác giả của phương pháp này là nhà nghiên cứu Y học dân tộc, GS.TSKH Bùi Quốc Châu, ông đã sáng tạo ra biện pháp diện chần năm 1980.

Đặc điểm của cách chữa bệnh này đó chính là thao tác chẩn đoán cũng như chữa bệnh sẽ thực hiện ở trên vùng da mặt hoặc da toàn thân bằng các thao tác day ấn hay xoa bóp nhằm tác động vào những điểm nhạy cảm trên vùng cần điều trị.

Nguyên tắc điều trị đau vai gáy của diện chẩn đó là dựa vào phản xạ thần kinh lên gương mặt. Nói cách khác, diện chẩn là một phương pháp giúp cho việc chẩn đoán bệnh dựa vào khuôn mặt.

Thầy thuốc sẽ tác động lên những huyệt đạo ở vùng bị đau bằng các dụng cụ (que, búa gõ,…) hoặc dùng tay để ấn, day,… giúp khai thông các mạch máu, giúp lưu thông máu ở vùng đó được cải thiện, máu tới cơ dễ dàng hơn, giảm đi triệu chứng đau.

chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

Lợi ích của phương pháp diện chẩn đem lại đó là:

  • Có khả năng ngăn ngừa bệnh mới phát triển và bệnh cũ tiến triển nặng hơn.
  • Giúp giảm đau và thư giãn những vùng bệnh do hệ thần kinh bị căng thẳng cũng như các bệnh kinh niên.
  • Hỗ trợ, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật cũng như các tác nhân gây bệnh.
  • Giúp cho cơ thể khỏe mạnh thông qua phương pháp điều trị có hiệu quả tốt và rẻ tiền.

Cách chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

Đau vùng vai gáy là một triệu chứng khá phổ biến nhất là những ngành nghề có đặc thù ngồi lâu, đứng lâu, không hoặc ít khi vận động,… Diện chẩn chữa đau mỏi cổ vai gáy mang lại hiệu quả rất tốt, giúp giảm các triệu chứng đau nhức, mà không phải can thiệp như châm cứu.

Ngoài ra, ở người cao tuổi cũng hay xuất hiện đau mỏi vai gáy do cơ thể đã suy yếu, xương khớp không còn dẻo dai như trước nữa, thoái hóa, kèm thèm theo mạch máu lưu thông cũng kém hơn, do đó nuôi dưỡng cơ cũng kém đi, khiến bệnh nhân đau mỏi nhiều.

Thao tác diện chẩn 1: Khai thông huyệt đạo

Thực hiện các động tác ở vùng vai phải nhiều hơn bên còn lại do đây là khu vực có rất nhiều các dây thần kinh cũng như các huyệt đạo tập trung lại.

Thầy thuốc sử dụng tay hay sử dụng dụng cụ và lăn quanh khu vực vai gáy, đồng thời thầy thuốc lấy ngón tay cào vào vùng đó nhẹ nhàng.

Thao tác diện chẩn 2: Day huyệt đạo

Thầy thuốc sử dụng cả bàn tay và các ngón tay khi chữa đau vai gáy bằng diện chẩn, kết hợp day vào những huyệt đạo ở vai gáy. Với mỗi trường hợp đau khác nhau lại có các vị trí day huyệt khác nhau, cụ thể:

2.1.Đau mỏi và cứng cổ gáy

Day ấn: Trước tiên là H.16, H61, H.287 sau đó tới các huyệt H.65, H.8, H.290, H.127, H.87, H.188, H.477, H.34, H.97, H.98, H.99, 100.

Ấn, hơ và lăn các huyệt: H.8, H.20, H.12, H.65.

Hơ: vùng thái dương 2 bên.

Bôi thuốc dạng kem vào H.7.

Gạch mí tóc ở vùng trán sau đó hơ.

Gạch vào vùng H.156.

Kết hợp hơ và gõ ở H.240 hoặc H.195.

Kết hợp hơ cùng với lăn ở vùng Ấn đường và Sơn căn.

Day ấn vào vùng H.422.

Lăn ở vùng đầu gờ mày.

2.2.Cách chữa đau vai gáy bằng diện chẩn khi bị đau ở bả vai

Lăn: Ở vùng H.332, H.360, H.16.

Lăn: Ở vùng 73 sao đó kéo lên 330.

Day ấn vào các huyệt đạo: H.477, H.97, H.99, H.98, H.106, H.34.

2.3.Đau nhức vùng cổ, vai gáy

Thao tác 1:

  1. Dùng que cào cào vào đầu, vạch vào vị trí 6 khu vực phản chiếu cơ quan nội tạng và cơ quan ngoại vi tương ứng.
  2. Hơ nóng bằng que hương.
  3. Dùng vật liệu hình cầu có gai nhỏ lăn lên nơi phản chiếu của vùng cổ gáy, thực hiện theo Liệu trình hình dương kéo dài trong 30 phút.

Thao tác 2:

  1. Thực hiện tương tự thao tác 1.
  2. Day ấn vào vị trí các huyệt H.106, H.26, H.37, H.50, H.61, H.38, H.156.

Thao tác 3:

  1. Thực hiện như thao tác 2.
  2. Day ấn vào bộ huyết bổ âm huyết cho điều trị triệu chứng đau thắt.

Thực hiện các thao tác này thường xuyên trong khoảng 1 tuần, mỗi lần từ 5 – 10 phút, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giảm các cơn đau mỏi, tê cứng, giúp vận động được dễ dàng thoải mái hơn.

Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn được cho là an toàn, và dễ dàng thực hiện. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng bấm huyệt chữa đau vai gáy.

Chú ý khi dùng diện chẩn chữa đau vai gáy

Bên cạnh phương pháp diện chẩn, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm cách chườm ấm hoặc chườm lạnh với lá ngải cứu, nó sẽ giúp tăng tác dụng của phương pháp, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

  • Cần phải thực hiện phương pháp này trong một khoảng thời gian nhất định, không quá ngắn thì mới có tác dụng, nên bệnh nhân khi điều trị phương pháp này cần hết sức kiên trì.
  • Bổ sung tăng cường các chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể đủ sức khỏe trong suốt quá trình bệnh nhân được điều trị bệnh.
  • Tập các động tác thể dục tốt cho vùng vai gáy, giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy, giúp cơ, khớp hoạt động nhanh nhẹn thoải mái hơn như: đi bộ nhẹ nhàng đúng cách, tập yoga,…
  • Khi có biểu hiện đau mỏi, tê bì ở vùng cổ và vùng vai gáy, thì bạn nên tạm nghỉ công việc đang thực hiện, cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi, để cơ thể được thư giãn, thoải mái, cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể, giúp cho cơn đau dần tan biến.
  • Cách chữa đau vai gáy bằng diện chẩn cũng chỉ có tác dụng giảm đau ở một mức độ nào đó, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu thấy cơ thể mình có những biểu hiện bất thường thì lời khuyên chân thành và tốt nhất cho bạn đó là hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

Xua tan đau vai gáy không cần diện chẩn nhờ An cốt nam

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn tuy là một phương pháp hay, nhưng chưa thể mang lại tác động sâu vào bên trong cơ thể. Bởi vậy, giải pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, chứ không thể dứt điểm được bệnh. Người bệnh muốn điều trị triệt để cần áp dụng một lộ trình chuyên biệt, bài bản”

Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn đã chia sẻ bài thuốc chữa đau mỏi vai gáy mà ông tâm đắc nhất cho người xem đài cả nước, đó chính là An Cốt Nam.

an cốt nam nghệ sĩ

Thực tế, An Cốt Nam không phải là một bài thuốc quá xa lạ với bệnh nhân cả nước bởi:

  • Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường – Đơn vị nhận được giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018.
  • Được nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước đưa tin về hiệu quả, giá trị mang lại với sức khỏe xương khớp con người. Đặc biệt, năm 2019, An Cốt Nam đã vinh dự được xuất hiện trên trang thông tấn xã hàng đầu thế giới – Reuters.
  • Giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi các chứng đau xương khớp nói chung và đau vai gáy nói riêng. Trong đó, có cả những người nổi tiếng như MC Quyền Linh và NS Mạc Can.

Phác đồ “Kiềng 3 chân” của An Cốt Nam:

  • Thuốc uống:

Được xây dựng từ hai bài thuốc cổ phương là “Độc hoạt tang sinh ký” và Quyên tý thang, đồng thời gia giảm thêm một số dược liệu quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,…

Thảo dược được thu hái 100% từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người dùng.

Thuốc được bào chế theo dạng sắc sẵn, tức nấu thảo dược trên bếp củi trong suốt 48h, trải qua 9 lần chắt lọc, phần nước cốt thu được mới đem cô thành cao. Nhờ vậy mà bẻ gãy được các liên kết khó hấp thụ, giúp cơ thể thẩm thấu dễ dàng.

Bài thuốc uống mang lại hiệu quả khu phong, tán hàn, kháng viêm, trừ đau nhức, bồi bổ dưỡng chất nuôi sụn khớp và ngăn ngừa tái phát.

an cốt nam ưu điểm của thuốc sắc sẵn
Ưu điểm của bài thuốc uống An Cốt Nam
  • Cao dán:

Được bào chế từ các thảo mộc có dược tính mạnh như Đại hồi, Quế Chi,…

Có tác dụng giảm đau tại chỗ, cố định vết thương, kiểm soát tình trạng phụ thuộc vào thuốc giảm đau.

  • Bài tập vật lý trị liệu:

Người bệnh sẽ được miễn phí 3 buổi vật lý trị liệu bao gồm: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… Với những bệnh nhân ở xa, nhà thuốc sẽ cung cấp đĩa VCD hướng dẫn tập tại nhà.

Liệu pháp này giúp đả thông kinh mạch, giải phóng chèn ép, tăng cường sự dẻo dai của khớp cổ, vai gáy.

Lộ trình điều trị đau vai gáy của An Cốt Nam:

  • 5-7 ngày đầu: Triệu chứng đau vái gáy thuyên giảm 30-40%.
  • Từ 10-15 ngày tiếp theo: Cơn đau cổ, vai, gáy gần như biến mất.
  • Gia cố thêm 20-30 ngày: Bồi bổ sụn khớp, dự phòng tái phát.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn miễn phí!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Trên đây là các thông tin về phương pháp diện chẩn chữa đau vai gáy. Bạn đọc có thể tham khảo và rút ra cho bản thân lời khuyên phù hợp nhất.

0983340246