Lá lốt chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp điều trị bệnh tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tin tưởng về độ hiệu quả của phương pháp điều trị này. Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng tham khảo thông tin trong nội dung bài viết dưới đây.
Lá lốt có chữa được bệnh trĩ không?
Lá lốt có mùi thơm, vị cay nồng, tính ấm. Lá lốt có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, hành khí và giải biểu một cách hiệu quả. Loại thảo dược này thường được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa, tiêu chảy, nổi mẩn ngứa, mề đay và đau nhức xương khớp một cách hiệu quả.
Không chỉ vậy, vị thuốc dân gian này còn có tác dụng trong việc cải thiện những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Theo nghiên cứu y học cho biết, hoạt chất Piperin trong lá lốt đem đến khả năng chống viêm, kháng khuẩn và phục hồi sự tổn thương tại lớp niêm mạc. Từ đó giúp thành mạch được tăng độ bền và cải thiện được các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra như ngứa ngáy, sưng nề, viêm đỏ, đau rát tại vùng hậu môn – trực tràng…
Ngoài ra, hoạt chất Flavonoid ở lá lốt còn giúp kích thước của các búi trĩ trở nên nhỏ dần. Nhờ vậy mà lớp tĩnh mạch ở trực tràng sẽ được giảm hiện tượng ứ huyết hiệu quả. Khi bệnh nhân ngâm rửa lá lốt, kẽ hậu môn sẽ được làm sạch sau mỗi lần đi đại tiện, các búi trĩ cũng sẽ được cầm máu trong một thời gian ngắn.
Mặc dù vậy, so với các loại thuốc đặt, thuốc bôi và thuốc uống thì dược tính có trong lá lốt thường kém hơn nhiều. Chính vì vậy, với những người có tình trạng bệnh lý nặng, phương pháp này hoàn toàn không phù hợp. Ngoài ra, để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng các loại thuốc điều trị khác và thay đổi lối sống, sinh hoạt sao cho phù hợp.
Cách dùng lá lốt chữa bệnh trĩ
Để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần áp dụng cách chữa đúng, dưới đây là một số cách dùng lá lốt chữa bệnh trĩ vừa đơn giản dễ thực hiện vừa hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cách phù hợp nhất:
Ngâm rửa và xông hơi với nước lá lốt
Nước sắc từ lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Bạn có thể ngâm rửa và xông hơi vùng hậu môn với hơi được sắc từ lá lốt. Những tinh dầu và hoạt chất có trong loại thảo dược này giúp làm thuyên giảm những triệu chứng do bệnh gây ra, đồng thời giúp cầm máu ở vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh một cách hiệu quả.
Ngoài ra, với phương pháp điều trị bệnh này, các loại virus, nấm men, các loại ký sinh trùng ở hậu môn và vi khuẩn sẽ được ức chế một cách hiệu quả. Cách thực hiện việc ngâm rửa và xông hơi với nước lá lốt chữa bệnh trĩ được thực hiện như sau:
- Lấy 1 lượng lá lốt tươi và đem đi rửa thật sạch. Để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại, bạn có thể ngâm với nước muối để loãng và để cho thật ráo nước.
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá lốt vào.
- Bạn đun thêm khoảng 5 đến 10 phút rồi mới tắt bếp.
- Bạn nên vệ sinh thật sạch sẽ vùng trực tràng – hậu môn với nước nước khi xông hơi nước sắc từ lá lốt.
- Tiếp theo, bạn tiến hành việc xông hơi trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Bạn có thể cho thêm nước mát vào rồi dùng nước này để thực hiện việc ngâm rửa vùng hậu môn.
Bạn nên thực hiện cách trị bệnh trĩ bằng lá lốt với việc xông hơi mỗi ngày từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, sau mỗi lần đi tiểu. Bạn cần kiên trì trong một khoảng thời gian dài để kiểm soát những triệu chứng do bệnh gây ra. Đồng thời có thể phòng ngừa được những biến chứng ở xung quanh hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển
Muối biển đem đến tác dụng làm tiêu viêm, sát trùng và giúp kháng khuẩn nhẹ một cách hiệu quả. Khi kết hợp muối biển với lá lốt, bệnh nhân sẽ được giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng phù nề, viêm đỏ xung quanh vùng hậu môn một cách hiệu quả.
Ngoài ra, sử dụng muối biển và lá lốt còn giúp cho ống hậu môn trở nên mềm hơn. Từ đó giúp hỗ trợ làm giảm sự ma sát giữa búi trĩ và phân, hỗ trợ quá trình đại tiện một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, những khoáng chất từ muối biển còn đem tới tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở vết xước ở hậu môn – trực tràng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy 1 nắm lá lốt đang còn tươi đem đi ngâm với muối. Sau đó, bạn vớt lá lốt ra rồi để cho thật ráo nước.
- Bạn cho lá lốt vào trong ấm rồi cho thêm 2 lít nước vào đun sôi lên.
- Tiếp theo, bạn đổ nước ra ngoài thau rồi cho 0.5 đến 1 thìa muối biển vào.
- Sử dụng nước để ngâm vùng hậu môn mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và nghệ
Ngoài những cách điều trị trên thì bạn có thể kết hợp việc sử dụng nghệ và lá lốt để cải thiện những triệu chứng do bệnh gây ra. Trong nghệ vàng có chứa hoạt chất chống oxy hóa rất dồi dào, giúp phục hồi sự tổn thương ở các lớp niêm mạc một cách hiệu quả. Từ đó giúp các mạch máu được bền hơn và giúp hỗ trợ làm co các búi trĩ. Việc kết hợp giữa lá lốt và nghệ có thể điều trị được các chứng trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hiệu quả. Khi kiên trì áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài, các búi trĩ sẽ được co dần và phòng ngừa những biến chứng ở vùng hậu môn.
Cách thực hiện bài thuốc từ nghệ tươi và lá lốt như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt và 1 củ nghệ tươi.
- Đem lá lốt rửa thật sạch, có thể ngâm với nước muối. Nghệ thì cắt ra thành những miếng nhỏ.
- Bạn lấy 2 lít nước đun lên cho thật sôi rồi cho nghệ và lá lốt vào. Bạn đun từ 10 đến 15 phút thì tắt bếp.
- Lấy hỗn hợp nước này để ngâm hậu môn trong thời gian từ 5 đến 10 phút. Sau đó, bạn cho thêm nước vào và ngâm rửa vùng hậu môn.
Mẹo xông lá lốt trị bệnh trĩ
Bạn có thể điều trị bệnh bằng cách xông lá lốt lên vùng hậu môn. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 củ nghệ, 15 lá lốt tươi.
- Lá lốt sau khi được làm sạch thì đem đi thái cho thật nhỏ. Nghệ giã ra cho nát.
- Cho lá lốt và nghệ vào trong nồi rồi cho 1 lít nước vào đun lên cho thật kỹ.
- Bạn bắc nồi xuống rồi để cho nước giảm bớt độ nóng rồi mới đưa lên vùng hậu môn ở phía bên trên để hơi nước nóng bốc lên các búi trĩ.
>> Ngoài sử dụng lá lốt, người bệnh có thể tham khảo: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, nội – ngoại đều khỏi cả
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề lá lốt có chữa được bệnh trĩ. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất dành cho mình.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.