Dùng đu đủ chữa bệnh trĩ, lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Hiệu quả điều trị của phương pháp này ra sao? Cách chữa như thế thế nào và cần lưu ý những gì? Chúng tôi giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây!
Quả đu đủ chữa bệnh trĩ được không?
Cách dùng đu đủ chữa bệnh trĩ được áp dụng từ đời ông cha và rất phổ biến trong điều trị bệnh hiện nay. Theo Đông y, đu đủ là loại quả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, giải độc, thanh nhiệt, mát gan.
Y học hiện đại chỉ ra các thành phần của đu đủ chữa bệnh như sau:
- Enzyme Papain: Trong đu đủ có enzyme Papain giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả. Khi đưa vào cơ thể chúng có tác dụng thủy phân Protein thành các Polypeptid, axit amin, hỗ trợ đào thải chất cặn bã ngoài cơ thể mà không làm thay đổi hệ vi khuẩn bảo vệ đường ruột. Đồng thời, Papain giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
- Chất xơ và nước: Ngăn ngừa táo bón, cải thiện quá trình bài tiết và nâng cao sức khỏe đường ruột
- Choline: Hoạt chất giúp duy trì cấu trúc màng tế bào, tăng khả năng hấp thụ chất béo và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Vitamin A – C –E, Beta Carotene, Kali, Magie…: Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Với các thành phần kể trên, các bác sĩ nhận định việc sử dụng đu đủ chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả tích cực. Búi trĩ sẽ thu nhỏ dần và các triệu chứng đau rát, chảy máu được cải thiện rõ rệt.
Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ
Có nhiều cách dùng đu đủ để đẩy lùi bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, dưới đây là một số cách đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện mà lại vô cùng hiệu quả:
Dùng đu đủ xanh úp lên cẳng chân
Mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và đã được chứng minh hiệu quả. Thực hiện cách chữa này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh, gạc cố định
- Vệ sinh sạch cơ thể, đặc biệt là vùng hậu môn đang bị bệnh
- Bổ đôi quả đu đủ xanh đã chuẩn bị
- Úp mặt có nhựa vào hai bên cẳng chân, quay phần cuống lên trên
- Dùng gạc cố định chặt lại và để qua đêm
- Duy trì 1 ngày/1 lần, búi trĩ sưng phồng so co dần lại và người bệnh sẽ đỡ đau rát hậu môn
Kết hợp đu đủ và móng heo chữa bệnh trĩ
Món ăn này thường được sử dụng cho phụ nữ sau sinh nhưng đây cũng là cách chữa trĩ hiệu quả. Thực hiện cách chữa như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 qua đu đủ xanh, 1 móng heo
- Nạo vỏ đu đủ, loại bỏ hạt và thái thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn, ngâm với nước muối
- Móng lợn làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ
- Cho móng heo và đu đủ vào xào với một chút dầu
- Đổ thêm 1 lít nước, đậy nắp và ninh trong 30 phút
- Nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp
- Múc ra bát đợi bớt nóng bạn có thể thưởng thức
- Duy trì tuần 3 lần để cải thiện triệu chứng của bệnh
Ăn đu đủ chín chữa bệnh trĩ
- Bạn cần chọn quả đu đủ chín, sau đó rửa sạch
- Nạo bỏ bỏ bên ngoài, hạt và các đường xơ bên trong quả
- Cắt đu đủ thành từng miếng vuông nhỏ
- Bạn có thể thưởng thức trực tiếp hoặc sử dụng làm sinh tố để giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Ăn 500-600g đu đủ mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả điều trị bất ngờ
>> Xem thêm: Cách dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩ nhiều người chưa biết đến
Dùng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ
- Nguyên liệu chuẩn bị: 3 lá đu đủ tía (dùng lá non), muối hạt
- Rửa sạch lá để loại bỏ bụi bẩn
- Ngâm lá đu đủ tía trong nước muối loãng
- Sau 5 phút vớt ra rổ để ráo nước
- Cho vào cối giã nát cùng 1 thìa muối
- Vệ sinh sạch vùng hậu môn, lâu khô
- Đắp hỗn hợp đã giã nát lên trên búi trĩ
- Dùng băng cố định trong 15 phút rồi rửa lại cùng nước ấm
- Lau khô vùng hậu môn bị bệnh
Chú ý khi dùng đu đủ tía, đu đủ xanh
Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ tại nhà rất an toàn, lành tính. Do vậy, những tác dụng phụ của phương pháp chữa trị này rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên bạn vẫn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng đu đủ xanh hoặc đu đủ tía bởi:
- Trong lá đu đủ hoặc hạt đu đủ tía có chứa độc tính có khả năng gây ngộ độc. Do vậy trong quá trình sử dụng bạn nên tránh dùng hoặc trao đổi trước với bác sĩ về cách dùng.
- Đu đủ xanh có chứa nhiều nhựa nên trước khi sử dụng bạn nên ngâm cùng nước muối để loại bỏ bớt (trong trường hợp dùng làm món ăn)
- Người dị ứng với mủ Latex trong nhựa đu đủ xanh cần cân nhắc sử dụng do nó có thể là bỏng da hoặc gây ra kích ứng. Nếu không biết bản thân có kích ứng với nhựa đu đủ không, bạn có thể thử trên diện tích da nhỏ.
- Người quá mẫn cảm với các thành phần của đu đủ không nên áp dụng cách chữa này để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn
- Đu đủ chữa bệnh trĩ chỉ nên áp dụng ở các cấp độ trĩ nhẹ (cấp độ trĩ 1 và trĩ 2). Khi bệnh đã chuyển nặng, kích thước búi trĩ to và nhiễm trùng, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả.
- Tác động của bài thuốc đu đủ tương đối chậm, do đó bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt nhất
- Nếu điều trị bằng bài thuốc đu đủ trong một thời gian dài mà không mang lại hiệu quả thì bạn nên lựa chọn phác đồ điều trị thay thế khác.
- Hiệu quả của các bài thuốc từ đu đủ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Ngoài những lưu ý trên, người bệnh nên chú ý đến vệ sinh và điều chỉnh chế độ ăn uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất. Đặc biệt, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vitamin,… để ổn định tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về cách dùng đu đủ chữa bệnh trĩ. Bạn cần chú ý để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.