Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Sỏi bùn túi mật là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý sỏi mật. Đa phần chúng thường xuất hiện âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh về gan khác. Vậy làm thế nào để biết mình có bị bệnh hay không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi bùn túi mật là bệnh lý được hình thành do một phần các chất trong dịch mật như muối canxi, cholesterol,… cô và lắng đọng lại, tạo nên các viên sỏi. Thông thường bệnh thường rất khó nhận biết và phát hiện bởi chúng xảy ra âm thầm, không có triệu chứng điển hình. Một vài trường hợp sỏi còn tự biến mất sau một thời gian hoặc được đẩy ra ngoài bởi sự co bóp liên tục của túi mật.

sỏi bùn túi mật

Câu hỏi đặt ra là liệu bệnh lý sỏi bùn túi mật này có nguy hiểm hay không? Ở vài trường hợp, sỏi bùn tại túi mật sau một khoảng thời gian tự nhiên biến mất. Thế nhưng không vì vậy mà người bệnh có tâm lý lơ là chủ quan, không điều trị dứt điểm kịp thời, tạo điều kiện cho bệnh hoành hành và gây nên các biến chứng nặng nề cho người bệnh, cụ thể như:

  • Viêm túi mật: Các hòn sỏi bùn tại túi mật có khả năng được cho là nguyên nhân khiến cho dịch tại túi mật của bệnh nhân bị ứ đọng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị sưng viêm và nhiễm trùng. Một khi túi mật đã bị viêm nhiễm, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đau buốt, đầy hơi và buồn nôn.
  • Viêm tuỵ cấp: Một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tỷ lệ người bị mắc đồng thời viêm tuỵ không căn nguyên và bệnh sỏi bùn túi mật chiếm tới hơi 74%. Đây là một con số khá cao, phần nào đánh giá được mức độ liên quan chặt chẽ, mật thiết giữa việc bị sỏi bùn tại túi mật với chứng bệnh nguy hiểm viêm tuỵ cấp.
  • Sỏi mật: Sỏi mật là bệnh lý hình thành bắt nguồn từ sự tích tụ lâu ngày của các viên sỏi bùn trong túi mật. Khi bị bệnh, bạn sẽ thường xuyên phải gánh chịu các cơn đau nhức một cách dữ dội ở vị trí túi mật. Đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chuyển hoá và hấp thu chất béo.
  • Tắc nghẽn ống dẫn mật: Hiện tượng tắc nghẽn xảy ra do sự tích tụ lâu ngày của các viên sỏi tại vùng gần hoặc bên trong ống dẫn mật. Không chỉ tắc nghẽn, chúng còn khiến người bệnh có nguy cơ gặp vấn đề về túi mật hoặc thậm chí là bệnh lý sỏi túi mật.

Nguyên nhân sỏi bùn túi mật

Phải kể đến một số nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này như sau:

  • Do mang thai: Trong thời gian mang bầu, việc trọng lượng tăng nhanh sẽ phần nào tạo nên các áp lực lớn tới túi mật. Chúng có thể được xem là nguyên nhân phổi biến nhất khiến tỷ lệ bệnh sỏi bùn trong túi mật gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bản thân gặp phải tình trạng trên thì mẹ bầu cũng không cần phải lo lắng quá, bởi việc bị bùn túi mật thông thường sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.
  • Do các viên sỏi: Sỏi bùn túi mật cũng có khả năng được hình thành là do sự xuất hiện của các viên sỏi gây ra tắc nghẽn ống dịch mật.
  • Tình trạng sụt cân nhanh: Giảm cân là một trong các nguyên nhân dễ gây ra chứng sỏi bùn mật. Bởi việc áp dụng các chế độ dinh dưỡng ăn uống khắt khe không chỉ khiến cho cân nặng giảm sút nhanh chóng mà còn làm gan của bạn phải tăng tiết cholesterol.
  • Do uống thuốc: Các loại thuốc như ceftriaxone, thuốc ngừa thai, giảm mỡ máu,… nếu lạm dụng quá mức cũng là nguy cơ gây ra sỏi bùn túi mật.
  • Do sự tích tụ cholesterol ở mật: Trường hợp nếu như gan xảy ra hoạt động bài tiết cholesterol vượt tầm kiểm soát, khiến mật không kịp sản xuất dịch để tiêu hoá hay hoà tan thì nguy cơ cao người bệnh sẽ bị hình thành các viên sỏi do việc lắng đọng các cholesterol dư thừa.
  • Do sự tích tụ bilirubin: Một khi các hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ, các bilirubin sẽ được tạo ra, đó là cơ chế bình thường. Tuy nhiên, xét với các trường hợp bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường ống mật, xơ gan thì gan sẽ bị kích thích sản sinh ra bilirubin nhiều hơn. Chính lượng bilirubin dư thừa này là nguyên nhân hình thành sỏi bùn túi mật.
  • Bệnh nhân ăn qua tĩnh mạch: Đối tượng đang phải nuôi ăn qua đường truyền tĩnh mạch hoặc người mới phẫu thuật dạ dày cũng thường có nguy cơ mắc bệnh lý sỏi bùn ở túi mật. Lí do là bởi dịch mật đang bị ứ đọng lâu ngày, không có sự lưu thông.

>>> Xem thêm: Sỏi mật uống thuốc gì để giảm đau, tiêu sỏi và ngăn ngừa bệnh tái phát?

Triệu chứng sỏi bùn túi mật cần chú ý

Bởi các dấu hiệu thường giống với các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá hoặc gan, nên bạn có thể dựa vào một số triệu chứng cụ thể dưới đây để đánh giá nguy cơ mắc sỏi bùn trong túi mật của bản thân:

  • Có biểu hiện đau phần bụng trên hoặc ở phần giữa bên phải: Người bị sỏi bùn trong túi mật thường xuất hiện những cơn đau tức khó chịu, xảy ra đột ngột tại vùng mạn sườn phía bên phải. Đặc biệt, bạn có thể nhận thấy cơn đau rõ nhất khi ăn các loại chất béo. Đồng thời, người bệnh còn đi kèm với các triệu chứng khác như đầy bụng, đầy hơi, ớn lạnh, nôn,… Tuy nhiên, đa phần các cơn đau là khác nhau, có khi chỉ là âm ỉ nhưng đôi lúc lại trở nên dữ dội hoặc thậm chí là kéo dài liên tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau nhức vùng lưng, vị trí giữa hai xương bả vai.
  • Sốt nhẹ.
  • Vàng mắt, vàng da.
  • Buồn nôn, nôn và ói mửa.
  • Đại tiện phân thường có màu giống đất sét trắng.

Hướng điều trị sỏi bùn túi mật hiệu quả

Đối với các trường hợp mắc sỏi bùn túi mật ở thể nhẹ, không xuất hiện các triệu chứng nghiệm thì việc điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu muốn bảo đảm an toàn thì người bệnh vẫn nên có cho mình một hướng điều trị bệnh tốt nhất nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm về lâu dài.

triệu chứng sỏi bùn túi mật

Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh

Một lối sống sinh hoạt khoa học luôn mang đến những tác động tích cực đối với những người bị chứng sỏi bùn túi mật. Chúng có thể giúp giảm triệu chứng đau nhức hoặc thậm chí là đánh tan các viên sỏi tại túi mật. Bởi vậy, bản thân bệnh nhân nên ý thức được việc tuân thủ lối sống tốt để phòng tránh và bảo vệ sức khoẻ của túi mật, hạn chế mắc các bệnh liên quan.

Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ luyện tập thể dục thể thao, nâng cao thể lực nhằm tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, thừa cân béo phì cũng như các yếu tố nguy cơ gây nên chứng sỏi bùn túi mật. Đồng thời, vấn đề kiểm soát trọng lượng cơ thể, sinh hoạt duy trì ở mức điều độ cũng giúp bạn đảm bảo được thể trạng sức khoẻ.

Bên cạnh việc vận động thường xuyên, bệnh nhân bị mắc sỏi bùn trong túi mật cũng nên chú ý ăn uống tuân thủ theo chế độ, tránh tiêu thụ các nhóm thực phẩm giàu chất béo và cholesterol từ trứng, thịt đỏ, mỡ động vật, sữa. Bạn có thể thay thế chúng bằng các loại hoa quả, rau xanh hay những nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như đậu bắp, gạo lứt, các loại hạt,…

Như chúng ta có thể thấy, việc nạp quá nhiều các chất béo vào cơ thể sẽ khiến nguy cơ túi mật bị đau ngày càng tăng cao. Chính bởi vậy mà theo lời khuyên từ các chuyên gia thì đề đảm bảo có một cơ thể khỏe khoắn và không bị đau do mắc chứng sỏi bùn túi mật, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Điều trị bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa

Đối với các trường hợp bị bệnh sỏi bùn ở túi mật lâu ngày hoặc đã có các biến chứng hoặc triệu chứng nguy hiểm thì biện pháp tốt nhật lúc này là sử dụng thuốc giúp tan sỏi hoặc có thể là thực hiện phẫu thuật can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ hoàn toàn túi mật. Tuỳ vào mỗi tình trạng bệnh khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có các chỉ định và phác đồ điều trị khác nhau.

Hy vọng rằng một số kiến thức cơ bản mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh sỏi bùn túi mật. Ngoài ra, để biết chính xác tình trạng sức khoẻ hiện tại, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

0983340246