Sỏi túi mật là tình trạng lắng đọng các hợp chất, cặn bẩn trong túi mật tạo thành viên sỏi gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của túi mật. Bị sỏi mật có nên mang thai không? Đây là một trong những thắc mắc chung của nhiều người bệnh hiện nay. Nội dung dưới đây của bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin chi tiết nhất liên quan tới vấn đề này!
Nhiệm vụ của túi mật
Túi mật là cơ quan nhỏ có hình trái lê nằm trong cơ thể ngay bên dưới gan. Túi mật có tác dụng dự trữ dịch thừa do gan vận chuyển qua. Nếu cơ thể bạn tiêu thụ quá nhiều chất béo, túi mật sẽ tiết dịch đưa vào ruột non để tiêu hóa chất béo, tránh chất béo lắng đọng quá nhiều xung quanh ruột.
Những chất thừa trong cơ thể có thể lắng đọng và tích tụ trong dịch mật tạo thành sỏi mật. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình giải phóng dịch mật vào ruột non. Không chỉ vậy, các viên sỏi có thể khiến túi mật bị viêm sưng và tạo nên những cơn đau nhức khó chịu.
Trong trường hợp viêm túi mật nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ sỏi túi mật hoặc cắt bỏ túi mật.
Mang thai ảnh hưởng như thế nào tới túi mật?
Theo các thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh sỏi túi mật thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thì lại có tỷ lệ cao hơn. Nguyên nhân là do lượng estrogen sản xuất nhiều gây tăng cholesterol gây nên tình trạng ứ dịch mật và hình thành sỏi.
Ứ dịch mật và sỏi mật có thể gây nên các biến chứng trong thời kỳ mang thai như:
- Sinh non.
- Thai chết lưu.
- Thai nhi ra phân su gây ảnh hưởng đến việc hô hấp của bé.
- Triệu chứng ứ dịch mật trong khi mang thai:
- Ngứa ngáy, da sưng phù, nổi cục.
- Cơ thể sản sinh nhiều bilirubin gây vàng da.
- Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.
- Người mệt mỏi, suy nhược, kém sức sống.
Các dấu hiệu ứ dịch mật trong quá trình rất dễ mang thai rất dễ nhầm lẫn. Bởi vì, khi mang thai, phụ nữ cũng có thể gặp tình trạng ngứa ngáy do da bụng căng ra. Ngoài ra, trong thời kỳ đầu mang thai, phụ nữ cũng rất dễ bị suy nhược, mệt mỏi.
Ngoài ra, nếu bạn bị sỏi mật khi mang thai, bạn cũng có thể gặp những tình trạng sau khi ăn 1 giờ, kể đến như:
- Buồn nôn.
- Vàng da.
- Đau ở vùng giữa bụng hoặc bụng trên, xung quanh túi mật. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội.
Nếu cơn đau kéo dài trong nhiều giờ, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Bị sỏi mật có nên mang thai không?
Bị sỏi mật có nên mang thai không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Bạn cần tiến hành kiểm tra tình trạng sỏi túi mật tại cơ sở y tế uy tín trước khi có quyết định mang thai.
Theo ý kiến của chuyên gia, tốt nhất bạn nên điều trị bệnh dứt điểm trước thời điểm mang thai. Bởi vì nếu trong quá trình mang thai, sỏi túi mật có thể gây những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng sỏi túi mật phát triển xấu đi, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Việc phẫu thuật lấy sỏi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào tuổi thai lúc phẫu thuật, tình trạng bệnh, khả năng chống đỡ của mẹ và bé,…
>>> Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật an toàn và hiệu quả
Bị sỏi mật khi mang thai khi nào cần đến bệnh viện?
Nhiều phụ nữ khi mang thai bị sỏi túi mật nhưng không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Đối với trường hợp này, bệnh sỏi túi mật không gây ảnh hưởng đến chức năng của túi mật và thai nhi. Tuy nhiên, nếu sỏi túi mật di chuyển hoặc gây viêm túi mật thì có thể gây nên những cơn đau dữ dội hoặc kéo dài âm ỉ.
Các cơn đau thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 giờ. Một số trường hợp cơn đau kéo dài khiến nhiều phụ nữ lo lắng. Nếu sau khoảng 1 – 2 giờ mà cơn đau không thuyên giảm kèm theo những dấu hiệu như:
- Ớn lạnh và/hoặc sốt nhẹ
- Phân sáng màu
- Đau bụng kéo dài trên 5 tiếng
- Buồn nôn và nôn mửa
- Vàng da
- Nước tiểu sẫm màu
Điều trị các vấn đề về sỏi mật trong thời gian mang thai
Điều trị ứ dịch mật trong thai kỳ
Đối với những bệnh nhân gặp tình trạng ngứa nghiêm trọng khi bị ứ dịch mật trong thai kỳ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm triệu chứng này, như: ursodiol (Actigall, Urso),axit ursodeoxycholic (INN, BAN, ANN). Khi ở nhà, bệnh nhân có thể ngâm mình trong nước ấm khoảng 10 phút để giảm cơn ngứa hoặc chườm lạnh lên vùng da bị ngứa có thể cải thiện triệu chứng này.
Lưu ý, phương pháp sử dụng thuốc bôi trị ngứa ngoài da như: antihistamine, hydrocortisone,… không thể cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, sử dụng những loại thuốc này có thể ngấm vào da theo đường máu và gây hại cho bé.
Khi bị ứ dịch mật, các biến chứng thai kỳ rất dễ xảy ra. Do đó, nếu thai nhi đã đủ 37 tuần tuổi, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn cân nhắc sinh bé ra sớm.
Điều trị sỏi mật khi mang thai
Đối với tình trạng sỏi túi mật nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ sẽ khuyên bạn chăm sóc sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh gây nên tình trạng nhiễm trùng cùng các cơn đau nhức khó chịu, bạn cần phải tiến hành chữa trị, thậm chí là phẫu thuật để loại bỏ sỏi và xử lý các tổn thương bên trong túi mật.
Các phương pháp điều trị sỏi mật khi mang thai bao gồm:
3 tháng đầu:
Trong 3 tháng đầu, thai nhi còn yếu nên việc điều trị sỏi bằng phẫu thuật sẽ không được khuyến khích. Thai nhi có thể tương tác với các thuốc trong quá trình phẫu thuật dẫn đến các biến chứng như: dị tật bẩm sinh, sảy thai,… Nếu có thể, bác sĩ sẽ tìm các phương pháp để trì hoãn việc phẫu thuật sang những tháng sau hoặc tốt nhất là sau khi sinh bé.
3 tháng giữa:
Phẫu thuật lấy sỏi mật ở thời điểm này là hợp lý nhất. Do lúc này bào thai đã ổn định hơn, dễ thực hiện thủ thuật mổ nội soi hơn mổ hở nên ít ảnh hưởng đến thai nhi.
3 tháng cuối:
Đối với những tháng này, bào thai đã lớn nên bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở. Tuy nhiên, thường bác sĩ sẽ khuyến khích bạn chờ đến thời điểm dự sinh. Sau khi sinh em bé, bạn có thể yên tâm hơn là việc mổ sỏi không còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, đối với từng tình trạng bệnh lý sỏi mật khi mang thai mà bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà khi chưa được phép của chuyên gia. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu bạn đã từng gặp tình trạng ứ dịch mật và sỏi túi mật trong lần mang thai đầu tiên thì khả năng cao, bạn sẽ mắc lại trong lần mang thai thứ 2.
Hiện nay, chưa có phương pháp phòng tránh sỏi mật khi mang thai nào được y học đưa ra. Tuy nhiên, việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh lý này. Nếu chẳng may gặp các triệu chứng liên quan đến túi mật trong thời kỳ mang thai, bạn nên tiến hành kiểm tra và thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được chữa bác sĩ hướng dẫn điều trị kịp thời.
Bị sỏi mật có nên mang thai không? Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc này. Bị sỏi túi mật trong quá trình mang thai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bạn nên điều trị sỏi túi mật dứt điểm trước khi quyết định mang thai nhé!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.