Kim tiền thảo là vị thuốc rất tốt cho thận và hệ bài tiết. Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Kim tiền thảo là gì, mọc ở đâu?
Loại cây này hay còn có tên gọi khác là Vảy rồng, đậu rồng, bạch nhĩ thảo, mắt trâu, biến địa hương, bản trì liên, biến địa kim tiền, nhũ hương đằng, cửu ly hương,… tên khoa học là Herba Jin Qian Cao. Đây là loại thực vật thuộc họ đậu, thân thảo, sống lâu năm, các cành phát triển bò sát dưới đất, dài khoảng 1m.
Lá cây kim tiền thảo mộc theo từng cụm, 1-3 lá một cụm, lá dài 2.5-4.5cm và rộng 2-4cm. Lá có hình bầu dụng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới được bao phủ bởi lớp lông trắng, sờ vào có cảm giác êm êm.
Hoa mọc trên đầu ngọn lá, theo chùm, mỗi chùm từ 2-3 hoa. Hoa có hình cánh bướm, màu tím. Quả của kim tiền thảo giống dạng đậu, dài khoảng 14-16mm, trong chứa 4-5 hạt nhỏ.
Đây là dược liệu có nguồn gốc ở các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Nam. Chúng ta có thể tìm thấy chúng mọc hoang ở khu vực vùng núi trung du nằm ở độ cao 1000m so với mực nước biển.
Tại Việt Nam, kim tiền thảo được trồng chủ yếu tại Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình,…
Loại thảo dược này thường cho thu hoạch vào mùa hè. Bởi lúc này cây sẽ ra nhiều lá và hoa hơn. Sau khi thu hoạch, dược liệu sẽ được đem đi rửa sạch, để ráo, phơi khô rồi mang bảo quản.
Sâm cau là gì? Tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin liên quan tới loại thảo dược này.
Kim tiền thảo có tác dụng gì?
Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra trong kim tiền thảo có chứa một số thành phần hóa học như: L- Pinocamphone, N – Pulegone, M – Menthone, A – Pinene, Choline, Limonene, B – Cymene, Isomenthone, Iso Pinocamphone, Linalol, A – Terpineol, Amino acid, Tannin, Palmitic, Potassium nitrate, Succinic acid,…
Với đặc tính như trên, kim tiền thảo được cho là có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý như:
Thanh nhiệt, lợi tiểu: Nước sắc từ loại thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giúp điều trị các chứng bệnh liên quan như tiểu buốt, tiểu khó, bàng quang tích nhiệt, nước tiểu có màu vàng.
Điều trị sỏi thận: Hoạt chất soyasaponin tìm thấy trong kim tiền thảo có tác dụng làm giảm kích thước của sỏi thận. Cộng với tác dụng lợi tiểu, sử dụng thường xuyên sẽ giúp đào thải sỏi ra ngoài cơ thể nhanh chóng. Không những thế, dược liệu này còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh như viêm bàng quang cấp, viêm túi mật, viêm niệu đạo, viêm gan vàng da,…
Trị ho, hóa đờm: Theo đông y, kim tiền thảo có vị đắng, tính hàn giúp làm khô cái ướt, trong đông y thường dùng với thuật ngữ là “táo thấp”. Khi có thấp sẽ hình thành đờm, tiêu trừ được thấp sẽ trừ được đờm.
Giải độc tiêu sưng: Bạn có thể sử dụng nước của loại cây này để đắp lên vết thương hoặc vùng da bị viêm nhiễm sẽ có tác dụng rất tốt trong điều trị các triệu chứng trúng độc hay rắn cắn.
Tác dụng với hệ tim mạch: Kim tiền thảo có tác dụng làm giảm nhịp tim đập nhanh, hạ huyết áp, giảm lượng tiêu thụ oxy ở cơ tim,… nhờ sự có mặt của hoạt chất flavonoid có trong thành phần của dược liệu. Ngoài ra, hoạt chất trong cây thuốc này còn có tác dụng giúp ức chế sự hoạt động pituitrin – Tác nhân gây rối loạn nhịp tim.
Cách dùng kim tiền thảo
-
Uống kim tiền thảo trước hay sau ăn?
Đây là một dược liệu thiên nhiên, có tác dụng tốt trong điều trị sỏi mật, sỏi thận. Đặc tính của loại cây này là một vị thuốc lành tính, không chứa độc, nên bệnh nhân có thể sắc và uống thay nước trong ngày, dùng trước hoặc sau ăn đều được.
Nếu đang trong quá trình điều trị sỏi mật, sỏi thận bằng thuốc tây bạn vẫn có thể dùng kèm với kim tiền thảo. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tình trạng lạm dụng thuốc, thời gian uống thuốc tây cách uống nước loại cây này khoảng 40 phút.
-
Phụ nữ có thai có uống được kim tiền thảo
Mặc dù đây là dược liệu lành tính, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng, chẳng hạn như phụ nữ có thai.
Theo đông y, kim tiền thảo có vị đắng, tính hàn, vì thế với thể trạng yếu của phụ nữ trong giai đoạn có thai thì sẽ không phù hợp để sử dụng. Phụ nữ có thai sử dụng kim thảo có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
-
Uống kim tiền thảo bao lâu thì hết sỏi thận?
Uống loại thảo dược này bao lâu thì hết sỏi thận còn tùy thuộc vào kích thước của sỏi. Sử dụng hiệu quả tốt nếu sỏi có kích thước nhỏ và vừa. Và hiệu quả sẽ mang lại kém với những trường hợp sỏi bể thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn hơn 1cm. Vì vậy, trường hợp bệnh nhân có sỏi to nên kết hợp sử dụng kim tiền thảo với các liệu pháp điều trị tích cực hơn dưới sự theo dõi và giám sát của chuyên gia, bác sĩ.
Nấm ngọc cẩu là một trong những thảo dược có tác dụng giúp bổ thân, tráng dương rất hiệu quả. Đây là loại thuốc được nhiều người sử dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách dùng của loại thảo dược này.
Kim tiền thảo giá bao nhiêu tiền?
Loại thảo dược này xứng danh là một vị thuốc “Ngon – Bổ – Rẻ”. Hiện nay, giá bán trên thị trường dao động trong khoảng từ 95-100k/1kg. Trước khi nhận hàng, người mua nên kiểm tra thật kỹ dược liệu, tránh mua phải thảo dược đã để lâu bị mốc hay bị vỡ vụn
Mua thuốc kim tiền thảo ở đâu?
Đây là cây thuốc nam phổ biến, vì vậy không quá khó khăn để bạn có thể tìm mua được loại dược liệu này. Bạn đọc có thể mua tại hầu hết các cửa hàng dược liệu nào trên toàn quốc, hoặc mua trực tiếp tại vườn dược liệu.
Bạn đọc lưu ý nên tìm mua tại các đơn vị có cấp phép hoạt động của Bộ Y Tế, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh kim tiền thảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho độc giả.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường