Viêm da tiết bã là gì, bệnh có tự hết không? Cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Để hiểu hơn về căn bệnh này, cũng như cách điều trị bệnh hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
Tìm hiểu về bệnh viêm da tiết bã
Bệnh được biết đến với tên tiếng anh là Seborrheic Dermatitis là một dạng bệnh lý da liễu phổ biến gặp phải ở rất nhiều người, bệnh xuất hiện với tình trạng rối loạn da phổ biến ở các khu vực vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như ở vùng da mặt, vùng ngực và vùng lưng.
Khi mắc bệnh, vùng da bị tiết bã sẽ đỏ lên gây tình trạng ngứa ngáy, bong tróc. Bệnh này gặp phải ở mọi đối tượng và xuất hiện nhiều ở đối tượng trẻ sơ sinh.
Bệnh không có dấu hiệu lây từ người này sang người khác, tuy nhiên bệnh gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Tình trạng ngứa ngáy sẽ hình thành phản xạ gãi của người bệnh, nếu gãi mạnh thì khu vực da bị viêm tiết bã sẽ bị trầy xước, dễ bội nhiễm vi khuẩn trên da. Từ đó việc điều trị khó khăn hơn, gây sẹo sau khi lành. Ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể nặng nề hơn, gây đỏ da toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng.
Viêm da tiết bã có tự hết không?
Bệnh này được xếp vào dạng bệnh lý da liễu mãn tính, nguyên nhân thường là do tình trạng rối loạn hoạt động tuyến bã nhờn gây ra tình trạng tổn thương ở vùng da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, ở mọi độ tuổi, từ những đối tượng trẻ sơ sinh, đến trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. Bệnh có xu hướng bùng phát theo từng mùa, chủ yếu là ở giai đoạn đầu mùa xuân hoặc đông.
Bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
Các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt, và còn gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ của người bệnh, khiến họ mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
Vậy viêm da tiết bã có tự hết không? Thông thường, theo các bác sĩ cho biết thì các triệu chứng của bệnh có thể có dấu hiệu tự thuyên giảm sau một thời gian dù người bệnh không áp dụng bất kỳ những phương pháp điều trị bệnh nào.
Tuy nhiên bệnh sẽ không dứt hẳn mà sẽ tái phát lại rất nhiều lần, thậm chí những lần tái phát có xu hướng nghiêm trọng hơn khi không có hướng điều trị thích hợp. Vì vậy, việc bệnh có thể tự khỏi được hay không thì theo các chuyên gia da liễu nhận định là điều không thể xảy ra. Nên người bệnh cần phải hết sức chú ý tới quá trình điều trị bệnh.
Biểu hiện bệnh viêm da tiết bã
Bệnh xuất hiện ở người lớn thường ở những vùng da có chứa nhiều dầu thừa như: Vùng da mặt, sau tai, cánh mũi, da đầu, vùng lưng, ngực và cổ. Bệnh thường mang tính chất kéo dài và rất dễ tái phát. Dưới đây là một số những biểu hiện của bệnh mà bạn cần nên chú ý:
- Da có màu đỏ, bề mặt da xuất hiện vảy bong, nhờn rít và ẩm.
- Vùng da mắc bệnh xuất hiện có vảy trắng đục và kèm cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
- Những vùng như chân tóc hoặc lông mày thường xuyên có xuất hiện nhiều vảy trắng
Bệnh gây ngứa ngáy rất khó chịu và có thể làm tổn thương da nghiêm trọng nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Khi cơ thể có xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu của bệnh, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Thuốc điều trị viêm da tiết bã
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng. Nhưng để điều trị bệnh tốt nhất thì phần lớn người bệnh thường áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc Tây.
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh từ phía bác sĩ để giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị bệnh:
- Nhóm thuốc bôi kháng nấm: Các loại thuốc này thường chứa các nhóm hoạt chất như Ketoconazole, Ciclopirox… Trường hợp bệnh do nấm Malassezia, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng nấm có chứa thành phần Zinc pyrithione và Selenium.
- Thuốc ức chế calcineurin: Là một dạng thuốc bôi có chứa corticoid, giúp chữa lành các tổn thương trên da, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
- Thuốc kháng nấm dạng uống: Được chỉ định đối với trường bệnh nhân bị viêm da tiết bã trên diện rộng nhằm gây ra ức chế nấm men, giảm triệu chứng bệnh và ngăn biến chứng của bệnh.
- Kháng sinh: Được chỉ định người bệnh sử dụng trường hợp bệnh nặng, thuốc được bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm da.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Tây, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông Y hoặc các bài thuốc nam giúp hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Ngoài ra, thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày cũng là một trong những yếu tố quyết định rất lớn trong việc chữa trị bệnh. Chế độ ăn uống khoa học đầy đủ giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm da tiết bã là gì, bệnh có tự hết không? Cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Những thắc mắc của bạn đã được chúng tôi giải đáp. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.