Trẻ Bị Ho Khan Nhiều Về Đêm Từng Cơn Phải Làm Sao?

Trẻ bị ho khan luôn là nỗi lo lắng đối với các bậc làm cha làm mẹ, mặc dù đây là tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ thường hay mắc phải. Tuy nhiên, khi trẻ ho khan nhiều về đêm có thể là biểu hiện bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu, trẻ sơ sinh bị ho khan có nguy hiểm không? Nguyên nhân trẻ bị ho nhiều về đêm là gì? Khi trẻ bị bệnh phải làm sao? Với các thắc mắc này, các chuyên gia của chúng tôi xin được trả lời cho bậc phụ huynh như sau.

Trẻ sơ sinh bị ho khan có nguy hiểm hay không?

Thứ nhất là thắc mắc: “Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm hay không?”. Với thắc mắc này của các mẹ, chúng tôi xin được đưa ra lời giải đáp dưới đây:

Việc trẻ sơ sinh bị ho là 1 phản ứng không có điều kiện và đem lại lợi ích cho các bé. Bởi vì đây chính là hành động giúp đẩy đi những tác nhân gây bệnh, di vật chẳng may lọt vào đường hô hấp của các bé. Tuy nhiên, phản xạ ho này chỉ xảy ra ở 1 vài thời điểm nào đó trong ngày.

Trẻ bị ho khan

Nếu cơn ho của trẻ sơ sinh bị ho khan kéo dài và trở thành những tiếng ho không có đờm đi kèm. Lúc này, các bậc phụ huynh cần phải xét tới tình trạng bé bị ho do mắc bệnh về đường hô hấp. Mà trong đó nguyên nhân là do một số vấn đề dưới đây:

  • Do trẻ sơ sinh bị cảm lạnh làm ảnh hưởng đến thanh quản của bé.
  • Ho do dị ứng hay hen suyễn nếu mẹ thấy cơn ho của trẻ đi kèm với những tiếng rút vô cùng khó chịu.
  • Ho khan ở trẻ sơ sinh do mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Ho do trẻ sơ sinh bị nhiễm virus, vi khuẩn hay có dị vật mắc ở trong cổ họng. Dấu hiệu ho này thường đi kèm với những tiếng thở khò khè.

Theo thống kê thì phần đa trẻ bị ho khan là do cơ thể bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên dù vì lý do nào đi chăng nữa, trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này sẽ nguy hiểm. Vì thế, mẹ cần phải đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và chuẩn đoán bệnh lý sao cho chính xác.

Trẻ ho khan nhiều về đêm do đâu?

Ho nhiều về đêm cũng là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với trẻ nhỏ. Khi nhận thấy con mình thường xuyên xuất hiện những cơn ho đêm kéo dài dai dẳng quá lâu. Các bậc làm cha, làm mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị ho về đêm quá nhiều là do đâu?

Hiện nay, nguyên nhân trẻ bị ho khan nhiều về đêm lại xuất phát từ rất nhiều các yếu tố khác nhau. Trong đó, chúng tôi xin đưa ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này. Đó là:

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp do bị nhiễm vi khuẩn, virus gây ra và dẫn tới tình trạng viêm xoang, cảm cúm…Điều này khiến cho trẻ bị ho nhiều về đêm và đi kèm với các hiện tượng khó thở, sổ mũi.
  • Do hen suyễn. Tuy nhiên, hen suyễn lại là bệnh về phế quản liên quan đến gen di truyền. Thường thì trẻ sẽ liên tục ho đi kèm với tiếng rít khi thở cả đêm.
  • Trẻ bị ho khan do dị ứng vì một số chất lạ đi vào đường hô hấp. Chẳng hạn như: Khói thuốc lạ, phấn hoa, bụi bẩn hay lông chó, lông mèo…Vấn đề này liên quan tới việc cha mẹ vệ sinh không gian sống thoáng mát và sạch sẽ cho bé.
  • Do mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày. Đặc biệt là khi trẻ nằm ngủ theo tư thế ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ trong dạ dày. Đây cũng chính là lý do vì sao mà trẻ bị trào ngược dạ dày lại gây nên tình trạng ho vào ban đêm.

Trẻ ho khan nhiều về đêm

Trẻ bị ho khan phải làm sao?

Trẻ bị ho lâu ngày sẽ biến chứng sang chứng viêm phế quản hoặc viêm phổi. Lúc đó, việc điều trị bệnh ở trẻ càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế ngay từ ban đầu khi mẹ nhận thấy con có biểu hiện. Các bậc phụ huynh cần phải làm theo 1 số nguyên tắc trong việc điều trị bệnh ở trẻ nhỏ như sau:

  • Sử dụng các bài thuốc dân gian trong việc điều trị ho cho bé. Các bài thuốc đông y sẽ giúp bé điều trị được chứng bệnh ho nhẹ mà không cần phải dùng tới kháng sinh. Đây được xem là cách điều trị ho được nhiều bậc cha mẹ thường hay áp dụng.
  • Giữ ấm và đảm bảo môi trường không gian sống thoáng mát, sạch sẽ cho bé. Tuyệt đối các mẹ không được để cho bé nóng và tiết mồ hôi nhiều. Bởi vì khi mồ hôi tiết ra dễ có khả năng ngấm ngược trở lại khiến trẻ bị cảm lạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho khan mà nhiều trẻ sơ sinh thường hay gặp phải.
  • Khi bé dấu hiệu ho không thuyên giảm, lúc này bạn cần đưa bé đến gặp y bác sĩ để điều trị kịp thời. Việc sử dụng biện pháp dân gian trong việc điều trị ho chỉ áp dụng trong vòng 2 ngày. Nếu phương pháp này không đem lại hiệu quả, mẹ cần phải cho bé đi khám. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình hình của bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị ho khan cho bé phù hợp.
  • Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ cho con uống. Nhất là trẻ em trong độ tuổi dưới 4 tuổi, thậm chí trẻ em trên 4 – 6 tuổi vẫn phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung vitamin C và đề kháng để cơ thể bé được khỏe mạnh hơn. Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được diễn ra với thời gian ngắn hơn. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần thường xuyên cho bé bú để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đây chính là nguyên tắc trong việc hỗ trợ và điều trị ho khan ở trẻ nhỏ mà mẹ nên nhớ.

>> Các mẹ không nên bỏ qua: Thuốc Trị Ho Khan Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay, An Toàn Mà Hiệu Quả

Trên đây là một số thông tin liên quan tới trẻ bị ho khan từng cơn, đặc biệt về đêm phải làm sao? Những thắc mắc đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho bạn trong cuộc sống.

0983340246