Khàn tiếng là hiện tượng mà hầu hết ai cũng sẽ gặp phải một lần trong đời, mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra một số ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống người bệnh. Vậy tình trạng này là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị như thế nào hãy cùng chúng tôi tham khảo trong nội dung dưới đây.
Khàn tiếng là gì?
Khàn tiếng là tình trạng thay đổi giọng nói thông thường, âm thanh không rõ, khó nghe, nói rất mệt bởi sự tổn thương ở dây thanh quản.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi khác nhau, do đó, bạn cần chủ động phòng tránh để không gặp phải những triệu chứng của bệnh. Khàn tiếng có thể tự mất đi sau vài ngày, tuy nhiên, trong trường hợp hiện tượng này kéo dài quá 1 tuần, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như:
- Viêm thanh quản, viêm họng: Dây thanh quản và họng bị viêm cũng là một trong những yếu tố dẫn đến khàn giọng. Do đó, khi tình trạng này kéo dài rất có thể bạn đã bị viêm thanh quản, viêm họng.
- Polyp thanh quản: Hiện tượng khàn giọng kéo dài là một trong những dấu hiệu điển hình của polyp thanh quản, thường là những khối u lành, không đe dọa tới tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giọng nói của người bệnh. Những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói cũng có nguy cơ mắc polyp thanh quản cao hơn người bình thường.
- Ung thư thanh quản: Trong một số trường hợp khàn giọng là triệu chứng cảnh báo đầu tiên của ung thư thanh quản. Ung thư di căn từ vú, phổi hoặc các vùng khác của cơ thể lan đến vùng giữa phổi có thể chèn lên dây thần kinh thanh quản, gây khàn tiếng.
- Các bệnh về tuyến giáp: Những người có vấn đề về tuyến tuyến giáp cũng gặp phải triệu chứng điển hình là khàn giọng.
- Chấn thương họng thanh quản: Chấn thương liên quan đến vùng cổ họng bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phẫu thuật đặt nội khí quản hay nội soi phế quản… cũng có thể làm tác động tới dây thanh quản, dẫn đến khàn giọng.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng lượng axit bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản ảnh hưởng đến dây thanh âm dẫn đến khàn tiếng. Hiện tượng này thường có xu hướng tăng vào buổi sáng.
- Suy yếu thần kinh: Một số tình trạng như đột quỵ, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thanh quản khiến người bệnh bị khàn giọng.
Để biết chính xác về tình trạng mình đang gặp phải, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.
Nguyên nhẫn dẫn đến khàn tiếng
Những bệnh lý vừa rồi cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ở một số người. Bên cạnh đó, bệnh cũng chịu tác động bởi một số yếu tố dưới đây:
- Cảm lạnh hay nhiễm vi rút đường hô hấp trên (gồm mũi, họng, thanh quản): Đây thường là nguyên nhân phổ biến nhất. Mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể khó có thể thích ứng kịp, tạo điều kiện để virus gây hại xâm nhập, gây ra những tổn thương ở thanh quản.
- Hút thuốc lá: Chất Nicotin có trong thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe tổng thể mà còn gây ra những tác động nhất định lên dây thanh quản.
- Tính chất công việc: Những người sử dụng giọng nói thường xuyên như ca sĩ, diễn viên, giáo viên,… cũng có nguy cơ bị khàn tiếng cao hơn người bình thường. Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn cần chủ động bảo vệ giọng nói của mình, có các quãng nghỉ trong quá trình làm việc để dây thanh được thư giãn.
- Nước uống có chứa cồn và cafein: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy của bệnh khàn giọng.
- Hít phải các chất độc hại: Việc hít các chất độc hại trong thời gian dài cũng làm cho dây thanh quản bị tổn thương
- Ho nặng kéo dài là yếu tố dẫn đến khàn giọng
Triệu chứng bị khàn tiếng
Khàn tiếng được xác định với triệu chứng điển hình là giọng nói thay đổi, khó nói, đôi khi không thể nói dài, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có một số dấu hiệu cụ thể sau đây:
- Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc thở
- Một số trường hợp ho ra máu
- Sốt cao kéo dài, dùng thuốc và chườm mát cũng không thuyên giảm
- Đau cổ, họng ngày càng tăng
- Mất giọng đột ngột
- Khó nuốt, chán ăn, mệt mỏi kéo dài
- Ở trẻ em còn gặp phải hiện tượng chảy nước miếng
Ngoài những biểu hiện trên, thông qua những chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn:
- Nội soi họng thanh quản (bằng ống nội soi mềm hoặc cứng đưa qua đường mũi hoặc miệng đi xuống họng để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng viêm hoặc bất thường khác).
- Tùy thuộc vào triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể cho cấy dịch họng để tìm vi khuẩn.
- Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người bệnh cũng được chỉ định kỹ thuật chụp phim x quang vùng cổ họng hoặc chụp CT scan.
- Xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác
Khàn tiếng uống thuốc gì?
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ có những chỉ định về loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số thuốc khàn giọng thường được sử dụng mà người bệnh có thể tham khảo:
Thuốc Tây
Các loại thuốc Tây được sử dụng bởi sự phổ biến, dễ tìm kiếm ở nhiều hiệu thuốc. Đa số người bệnh thường có thói quen mua thuốc và tự điều trị tại nhà, tuy nhiên điều này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Dùng thuốc không đúng liều lượng, không phù hợp với chỉ định không những làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề khác của sức khỏe.
Một số loại thuốc Tây thường gặp được chỉ định sử dụng khi bị khàn tiếng là:
- Nhóm thuốc kháng sinh Beta-lactam: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh nhưng hạn chế của các loại thuốc này là nguy cơ gây dị ứng khá cao.
- Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid: Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm này tác dụng khá mạnh nhưng khi sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho gan.
- Thuốc chữa khàn tiếng có tác dụng tiêu đờm: Trong trường hợp người bệnh đi kèm các triệu chứng như ho gió, ho khan và ho có đờm, thì việc việc sử dụng các loại thuốc tiêu đờm sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả.
- Thuốc chữa khàn giọng có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng: Thuốc thường được sử dụng bao gồm Corticoid và histamin, được dùng để điều trị khàn giọng do dị ứng. Người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.
Các bài thuốc dân gian chữa khàn tiếng
Ngoài những loại thuốc Tây, phương pháp chữa bệnh từ dân gian cũng được khá nhiều người áp dụng bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ. Tuy nhiên các phương pháp này chưa được nghiên cứu bởi khoa học nên người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thuốc Đông y
Kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với thành tựu y học hiện đại, nhiều bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu dựa trên việc chiết xuất tối đa các thảo dược dân tộc quý hiếm phù hợp với cơ địa người Việt. Đây là phương pháp chữa bệnh được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, lành tính, không tác dụng. Tuy nhiên, thị trường thuốc Đông y hiện tại cũng có nhiều biến động, thuốc giả xuất hiện dẫn đến những điều tiếng xấu cho thuốc Đông y chính thống. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên đến các cơ sở YHCT uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị trực tiếp.
Trên đây là những thông tin về khàn tiếng, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để chủ động phòng tránh bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.