Các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp là vô cùng cần thiết để xác định, chẩn đoán tình trạng đối với những người không may mắc phải căn bệnh này. Vậy có những loại xét nghiệm viêm khớp dạng thấp nào và khi nào người bệnh cần xét nghiệm, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp khi nào?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp thường gặp, xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể. Đa phần người bệnh sẽ thấy triệu chứng viêm khớp dạng thấp khá giống với dấu hiệu đau mỏi khớp thông thường nên chủ quan không điều trị, dẫn đến bệnh ngày càng nặng. Bởi vậy, việc thực hiện xét nghiệm là cần thiết để bác sĩ nắm rõ bạn có bị viêm khớp dạng thấp hay không và mức độ nặng hay nhẹ ra sao. Bên cạnh đó, nếu không tiến hành xét nghiệm, các chuyên gia cũng không thể có phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Theo hiệp hội Viêm khớp, nếu người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp từ 2 tuần trở lên thì cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết dễ dàng gồm có: đau khớp, cứng khớp, sưng khớp hoặc hạn chế vận động.
Nhìn chung, khi thực hiện các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp, chuyên gia sẽ sử dụng những máy móc, công cụ chuẩn đoán đặc thù. Bên cạnh kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng cần căn cứ vào hình ảnh, tiền sử và lâm sàng của bệnh nhân. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp tạo nên một phác đồ trị bệnh tận gốc.
Các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, phổ biến nhất trong các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp bao gồm 2 loại là xét nghiệm cơ bản và đặc hiệu. Một số thông tin đáng lưu ý được tổng hợp lại như sau:
Xét nghiệm cơ bản
Những xét nghiệm cơ bản gồm:
Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu hay gọi đơn giản là xét nghiệm máu. Đây là liệu pháp giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe bệnh nhân một cách bao quát và toàn diện nhất dựa trên nồng độ bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu trong máu.
Nếu các kết quả xét nghiệm trả về thấy thay đổi bất thường như hồng cầu suy giảm, bạch cầu tăng, tiểu cầu tăng thì cơ thể đang gặp vấn đề cần điều trị. Những sự thay đổi trong máu phản ánh xương khớp đang bị viêm nhiễm, tổn thương. Do vậy, đây cũng là một trong các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp cần thiết.
Xét nghiệm lắng ESR
Những tổn thương trong cơ thể được xác định thông qua nhiều phương pháp, trong đó có xét nghiệm lắng ESR. Đây là phương pháp được xây dựng trên cơ sở đo tốc độ lắng của hồng cầu. Chỉ số này được coi là bình thường nếu nam giới có tốc độ 1mm/hr đến 13mm/hr, nữ giới sẽ từ 1mm/hr đến 20mm/hr.
Trong trường hợp cơ thể gặp vấn đề, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, tốc độ lắng của hồng cầu sẽ thay đổi và cao hơn bình thường ở mức dưới 100mm/hr. Nếu chỉ số này quá cao thì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng như ung thư.
Hiện nay, xét nghiệm lắng ESR được coi là nhanh chóng và có tác dụng tốt. Tuy nhiên, bác sĩ khó có thể xác định nguyên nhân gây bệnh chỉ bằng phương pháp này.
Xét nghiệm hóa sinh
Xét nghiệm hóa sinh là phương pháp giúp đánh giá quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Với kết quả từ xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nhận thấy những bất thường ở muối ion, nồng độ chất điện giải trong cơ thể. Căn cứ vào đó, tình trạng, mức độ viêm khớp dạng thấp cũng được xác định.
Xét nghiệm này còn giúp bệnh nhân phát hiện một số bệnh lý về tiểu đường, thận, gan có thể gặp phải.
Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP được dùng để xác định lượng protein phản ứng C và kiểm tra mức độ viêm của xương khớp thông qua nồng độ máu. Khi trả kết quả, nếu chỉ số này tăng trong 6 giờ đầu tức là có dấu hiệu viêm khớp dạng thấp cần điều trị.
Đo điện tâm đồ
Đây là phương pháp giúp chuyên gia kiểm tra mức độ ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp tới những cơ quan khác trong cơ thể. Nếu mức độ này càng lớn, tình trạng bệnh càng nặng và ngược lại.
Trong trường hợp cần tiến hành phẫu thuật, đây là xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện.
Xét nghiệm đặc hiệu
Các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp đặc hiệu gồm:
Xét nghiệm viêm khớp RF
Xét nghiệm viêm khớp RF là một trong các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất để xác định tình trạng, mức độ bệnh. Kết quả từ phương pháp này sẽ cho thấy những rối loạn, bất ổn trong khớp xương. Nếu chỉ số này tăng vượt mức bình thường có nghĩa bạn đang bị viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, một số trường hợp cho kết quả dương tính giả đối với bệnh nhân khỏe mạnh bình thường. Do đó, cần thực hiện thêm các xét nghiệm mới có thể xác định chuẩn xác nhất.
>> Tìm hiểu chi tiết hơn về xét nghiệm này qua bài viết: Yếu tố dạng thấp RF là gì? Cơ sở và đánh giá
Chụp X – quang
Một trong các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp thường được sử dụng phải kể đến chụp x quang. Hình ảnh phim chụp sẽ cho thấy những tổn thương xương khớp rõ nét nhất. Nếu có đốt xương bị biến dạng, lệch khỏi vị trí hoặc bào mòn cũng có thể nhìn rõ qua phim x quang.
Với trường hợp nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ sẽ cho chụp x quang ở vị trí 2 tay và 2 bàn chân bởi đây là những vị trí dễ mắc bệnh nhất.
Xét nghiệm Anti CCP
Xét nghiệm Anti CCP được đánh giá là cho kết quả khá chính xác thông qua hệ miễn dịch trong cơ thể. Phương pháp này sẽ nhận diện được yếu tố dạng thấp cùng với xét nghiệm RF. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận đúng nhất và mức độ viêm khớp dạng thấp nặng hay nhẹ.
Ngoài ra, các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp ít phổ biến hơn như siêu âm, chụp cộng hưởng từ cũng giúp chẩn đoán bệnh và xác định tổn thương xương khớp. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện để đánh giá sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm.
Như vậy, các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp rất đa dạng, phục vụ những mục đích khác nhau. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Do đó, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng có thể gặp phải.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.