Yếu cơ, liệt cơ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Yếu cơ, liệt cơ là hiện tượng khá phổ biến có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Triệu chứng bệnh ban đầu thường bắt nguồn từ cảm giác tê bì. Sau đó xuất hiện tình trạng yếu cơ và liệt cơ có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái liệt chi và tàn phế. Vì vậy mọi người cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này để có biện pháp xử lý kịp thời.

Yếu cơ, liệt cơ là gì?

Yếu cơ, liệt cơ được xem là một dạng biến chứng thần kinh thường xảy ra khi bệnh nhân có biểu hiện tê bì ở các vùng cơ. Ban đầu, cảm giác tê bì chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, làm giảm giác giác vận động hoặc được mô tả như bị châm chích dưới da. Sau đó các triệu chứng bệnh dần tăng nặng hơn khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất cảm giác.

yếu cơ

Nguyên nhân yếu cơ, liệt cơ

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng yếu cơ, liệt cơ thường bắt nguồn từ một số vấn đề sau:

  • Ngộ độc với dung môi hoặc kim loại nặng: Thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phốt pho hữu cơ hay làm việc trong môi trường nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân, chì,… cũng có thể gây ra hiện tượng yếu cơ, liệt cơ
  • Mắc các bệnh lý về hệ cơ xương khớp
  • Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa
  • Bệnh lý đa rễ dây thần kinh
  • Bệnh về hệ thần kinh trung ương

Cụ thể, một số nguyên nhân bệnh lý thường gặp dẫn đến yếu cơ, liệt cơ là:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh rất phổ biến về hệ cơ xương khớp thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở ra. Khi các đĩa đệm bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu sẽ gây ra các cơn đau cấp tính dọc cột sống dọc theo sự chèn ép của đĩa đệm lên dây thần kinh tọa. Kèm theo đó là triệu chứng yếu cơ, liệt cơ. Nếu để bệnh diễn tiến kéo dài không điều trị có thể dẫn đến biến chứng bại liệt, tàn phế.

  • Bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp có thể xảy ra từ bên trong cơ thể hoặc nhiễm trùng sau khi có vết thương hở trên cơ thể. Những biến đổi về khớp xương và các phản ứng viêm có thể gây dị cảm ở vùng cổ vai gáy, cánh tay, cột sống, cẳng chân, bàn chân,… Dần dần dẫn đến tình trạng yếu cơ, liệt cơ.

  • Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến hệ thần kinh. Từ đó gây ra các triệu chứng như: Cảm giác nóng bỏng ở cân chân, bàn tay, yếu cơ, liệt cơ. Cơ thể mệt mỏi, ăn nhiều nhưng lại sụt cân, đi tiểu nhiều lần trong ngày,…

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh về thần kinh ngoại biên cũng có thể gây ra tình trạng dị cảm ở các chi. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng yếu cơ, mềm cơ, teo cơ. Người bệnh dần mất cảm giác chi, giảm khả năng phản xạ gân cơ. Ngoài ra còn có một số biểu hiện đi kèm khác như: Đau dây thần kinh, niêm mạc da đỏ, bóng nhẵn, giảm tiết mồ hôi,….

  • Bệnh u não

Khối u xuất hiện trong não sẽ làm ảnh hưởng đến vỏ não, hệ thần kinh trung ương và cảm giác ở thùy đỉnh. Từ đó dẫn đến hiện tượng dị cảm yếu cơ, liệt cơ khi bệnh chuyển biến nặng.

Dấu hiệu yếu cơ, liệt cơ

Những người gặp phải tình trạng yếu cơ, liệt cơ thường gặp phải những dấu hiệu dưới đây:

  • Thường xuyên bị đau mỏi vùng cổ vai gáy sau đó lan xuống phần thân trên. Kèm theo cảm giác tê bì ở một bên cơ thể
  • Phần mặt trong cánh tay bị tê bì rồi lan xuống các đầu ngón tay. Triệu chứng rõ ràng hơn khi đặt tay, chân quá lâu ở một tư thế
  • Cảm giác nóng bỏng, châm chích dưới da ở tứ chi khiến người bệnh luôn trong trạng thái bứt dứt, khó chịu
  • Thay đổi cảm giác, rối loạn phản xạ, giảm biên độ vận động, giảm khả năng cầm, nắm đồ vật

Chẩn đoán yếu cơ, liệt cơ

Để có thể kết luận chính xác nhất về nguyên nhân dẫn đến yếu cơ, liệt cơ các bác sĩ cần thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó, kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng nhất, giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác về bệnh.

Các biện pháp chẩn đoán hiện đang được áp dụng là:

  • Thực hiện nghiệm pháp Zoly: Người bệnh sẽ được yêu cầu nhấp nháy mắt liên tục 15 lần rồi mở mắt ra nhìn bình thường. Nếu bệnh nhân không thể mở mắt hoặc gặp khó khăn trong việc mở mắt chính là dấu hiệu của hiện tượng yếu cơ, liệt cơ
  • Test prostigmin: Người bệnh sẽ được tiêm prostigmin rồi chờ trong 15 phút. Sau đó bệnh nhân có thể mở mắt bình thường được gọi là dương tính với test prostigmin
  • Chụp X-quang ngực, MRI ngực, CT scan để phát hiện, tìm kiếm các dấu hiệu bất thường nếu có thông qua phim chụp
  • Làm sinh thiết cơ vân (trong trường hợp cần thiết)
  • Làm định lượng kháng thể acetylcholin. Nếu có bị yếu cơ, liệt cơ hàm lượng kháng thể acetylcholin sẽ tăng cao bất thường. Tuy nhiên đôi khi xét nghiệm này không đem lại độ tin cậy cao vì các trường hợp kháng thể acetylcholin đạt ngưỡng trung bình cũng có thể mắc bệnh
  • Thực hiện phản ứng điện cơ: Đây là một loại xét nghiệm cận lâm sàng có độ nhạy cao, đem lại kết quả rất chính xác

Điều trị yếu cơ, liệt cơ

Việc điều trị yếu cơ, liệt cơ sẽ tùy thuộc theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh của mỗi người. Hiện nay y học vẫn chưa đưa ra được giải pháp điều trị triệt để tình trạng này. Các phương pháp đang được áp dụng chủ yếu được thực hiện với mục đích kiểm soát triệu chứng bệnh, cụ thể gồm:

Sử dụng thuốc Tây

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: Acetylcholinesterase, thuốc ức chế miễn dịch (corticoid),… Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng lâu dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Lọc huyết tương

Bệnh nhân sẽ được lọc bỏ kháng thể kháng thụ thể cùng các thành phần bổ thể có trong huyết tương. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

Phẫu thuật

Với những trường hợp mắc bệnh nặng, phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được thực hiện. Cách làm này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và chi phí thực hiện cũng khá đắt đỏ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng yếu cơ, liệt cơ. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

0983340246