Ngũ bội tử là gì? Phân loại, tác dụng và cách dùng chuẩn

Ngũ bội tử được biết đến là một trong những dược liệu rất đặc biệt, có vị chát thường được sử dụng để điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa, chảy máu cam, sát trùng vết thương ngoài da,…

Để hiểu rõ hơn về loại dược liệu này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về ngũ bội tử là gì, phân loại, tác dụng và cách sử dụng ra sao? Mọi thông tin sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Ngũ bội tử là gì?

Ngũ bội tử có tên khoa học là Galla Sinensis là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội gây ra trên những cuống lá và cây của cây muối (Rhus chinensis Muell), còn theo Đông Y thì được gọi là cây diêm phụ mộc.

Vào mùa hoa tháng 8, ở một số cành non và cuống lá của cây muối bị một giống sâu đục sẽ xuất hiện những chỗ sùi lên giống kén sau có nhiều những hình dạng khác nhau, dài từ 3 – 6cm.

Trên bề mặt của ngũ bội tử có lông mịn, ngắn và có màu xám nhát, có chỗ màu đỏ nâu. Khi bẻ ra thầy thành dày khoảng từ 1 – 2mm. Trong có lông nhỏ trắng như len và mảnh con sâu.

Ngũ bội tử là gì

Phân loại ngũ bội tử

Ngũ bội tử thường được chia thành 2 loại Âu và Á chúng có hình dạng và màu sắc không giống nhau:

  • Ngũ bội tử Âu là tổ được tạo nên từ một loại côn trùng cánh vàng (Cynips gallae tinctoriae Olivier) khi loại côn trùng này chích để có thể đẻ trứng trên cành non cây sên (Quercuss lusitanica Lamk). Trong quá trình phát triển của sâu thì các mô thực vật bao quanh sâu non cũng phát triển, to dần tạo thành kén sâu. Loại này thường có hình cầu, có cuống ngắn, đường kính từ 10 – 20mm, thành dày, màu thay đổi xám, xanh lâu, vàng lâu và thường xuất hiện lỗ khi sâu trưởng thành cắn để có thể chui ra.
  • Ngũ bội tử Á do loài sâu Schlechtendalia chinensis Bell tạo nên từ cây muối. Cây muối hay còn được gọi là Diêm phu mộc là một loại cây nhỏ cao, lá kép, mép lá có khía răng cưa, lá có lông mềm, cuống lá hình trụ. Cây muối thường mọc nhiều ở các tỉnh miền núi Tây Bắc của nước ta. Ngũ bội tử Á thường có kích thước to hơn loại Âu, thành mỏng hơn, dễ vỡ, có màu xám hồng, bên ngoài có lông tơ ngắn và rậm. 2 loại này đều có vị chát.

Ngũ bội tử thường được thu hoạch vào tháng 9. Người ta hái về, hấp với nước sôi từ 5 – 7 phút để cho giết sâu bên trong rồi phơi phô là được.

Tác dụng của ngũ bội tử

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của ngũ bội tử là Tanin, thuốc loại Tanin gallic. Loại Âu thường có hàm lượng Tanin từ 50 – 70%. Ngoài ra, còn có một số chất như Acid Gallic 2 – 4%, Acid Ellagic, một hàm lượng nhỏ tinh bột và Canxi Oxalat.

Vi phẫu ngũ bội tử Á: Biểu bì dày đặc bởi các lông che chở đa bào, ngắn, đỉnh nhọn. Trong các mô mềm rải rác có các bó Liber. Trong các tế bào mô mềm rải rác có chữa Canxi Oxalat hình cầu gai.

Bột có màu vàng xám, vị chát. Đặc điểm chủ yếu cũng là những mảnh biểu bì mang nhiều lông che chở. Các mảnh mô mềm có chứa các hạt tinh bột, tinh tế Acid oxalat hình cầu gai.

ngũ bội tử

Tác dụng dược lý của ngũ bội tử

  • Ngũ bội tử có thành phần chủ yếu là Tanin. Tanin có tình chất làm tủa Protit, các tổ chức của da, niêm mạc, vết loét khi được tiếp xúc với Tanin sẽ tủa và đanh lại, tạo thành một lớp cứng giúp làm đông máu, ngừng chảy máu.
  • Do Tanin trong ngũ bội tử có tác dụng cầm máu, các tế bào của hạch phân tiết ra cũng bị đông lại và giúp làm giảm sự bài tiết các dịch, các vết loét sẽ được khô ráo.
  • Tanin cũng có tác dụng tủa với các chất Ancoloit, làm giảm quá trình hấp thụ do đó có thể được sử dụng làm thuốc giải độc.
  • Ngũ bội tử cũng là một trong những nguyên liệu chế biến tanin tinh khiết và chế mực viết.

Cách dùng ngũ bội tử chuẩn khoa học nhất

Theo một số tài liệu y thuật cổ thì ngũ bội tử có vị chua, tính bình vào 3 kinh phế, thận và đại trường. Có tác dụng giúp cơ thể liễm phế, giáng hỏa chỉ huyết, sáp trường. Dùng để chữa phế hư sinh ho, mụn nhọt, kiết lỵ lâu ngày, bệnh trĩ,…

Ngũ bội tử dụng làm thuốc thu liễm trong một số bệnh như ỉa lỏng, lỵ xuất huyết, giải độc, hoàng đản.

  • Điều trị viêm loét miệng: Sử dụng 0,5 – 1gr dưới dạng thuốc sắc dùng để súc miệng giúp điều trị hiệu quả nhiệt miệng và viêm loét trong miệng.
  • Chữa đi đi ngoài phân lỏng: Ngũ bội tử tán thành bột thêm hồ vào vo thành viên bằng hạt đậu xanh, ngày sử dụng 15 – 20 viên sẽ giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này.
  • Trẻ con bị trớ : Sử dụng 3gr Ngũ bội tử, một nửa để sống, nửa còn lại đưa đi nướng chín, cam thảo 20gr. Tất cả đưa đi tán nhỏ. Mỗi lần sử dụng 2gr bột này, dùng cùng nước cơm hoặc cháo.
  • Trị vết thương do bỏng: Ngũ bội tử 80 – 100gr tán thành bột, 250gr dấm đen, 20gr mật ong, ngô công 1 con tán bột, trộn đều thành cao, phết lên vải mỏng để đắp vào vết sẹo bỏng, giúp cho vết bỏng mềm và băng lại.

Trên đây là một số thông tin về Ngũ bội tử mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp  bạn phần nào hiểu hơn về loại dược liệu này.

0983340246