Dacodex là một trong những loại thuốc phổ biến trên thị trường dược phẩm hiện nay. Cùng tìm hiểu thông tin Dacodex là thuốc gì? Thành phần và công dụng ra sao? Cách sử dụng và giá tiền thông qua bài viết dưới đây.
Dacodex là thuốc gì?
Dacodex là một trong những loại thuốc thuộc nhóm thuốc tác dụng đến đường hô hấp của cơ thể. Thuốc được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, viêm phế quản, kích thích màng phổi, sởi…
Thuốc Dacodex được bào chế và sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Hải Dương tại Việt Nam theo công nghệ và dây chuyền hiện đại. Quy cách đóng gói sản phẩm dưới dạng viên nang mềm hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thành phần của thuốc Dacodex
Thành phần chính của thuốc Dacodex bao gồm hoạt chất Dextromethorphan hydrobromid 15mg và Guaifenesin 100mg cùng một vài tá dược vừa đủ khác tạo nên một viên nang mềm.
Thuốc Dacodex hoạt động dựa trên cơ chế tác động của Dextromethorphan hydrobromid trên trung tâm ho tại hành não giúp hỗ trợ điều trị các chứng ho mãn tính không có đờm.
Ngoài ra, thuốc Dacodex còn được kết hợp sử dụng cùng với một số các dược chất khác để điều trị các bệnh về đường hô hấp trên. Tuy nhiên thuốc không đem lại tác dụng long đờm.
Dược tính của thuốc Dacodex có tính tương đương khi sử dụng codein nhưng lại không đem lại nhiều tác dụng phụ như sử dụng codein vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
Tác dụng của thuốc Dacodex
Thuốc Dacodex được chỉ định sử dụng cho các đối tượng mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp và các đối tượng dưới đây:
- Người bệnh mắc phải các bệnh ho do họng hay khi phế quản bị kích thích do cảm lạnh hay hít phải chất gây kích thích.
- Dacodex điều trị ho có đờm, ho không đờm, ho mãn tính.
- Điều trị viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh.
Chống chỉ định sử dụng Dacodex cho các đối tượng sau:
- Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em có độ tuổi dưới 2 tuổi.
- Chống chỉ định Dacodex cho đối tượng mắc bệnh hen suyễn, hen cấp, suy hô hấp.
- Đối tượng mắc bệnh gan.
- Người mắc phải bệnh glocom góc hẹp.
- Người mắc bệnh tắc môn vị tá tràng không được sử dụng thuốc Dacodex.
- Đối tượng là người cao tuổi, người gia, phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc này.
- Người đang phải sử dụng thuốc Monoamin Oxydase (MAO) trong điều trị bệnh.
Cách sử dụng thuốc Dacodex
Thuốc Dacodex được bào chế dưới dạng viên nang mềm vì vậy người bệnh sẽ sử dụng thuốc theo đường uống và theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất.
Sau khi sử dụng Dacodex trong vòng 15 phút, công dụng của thuốc sẽ được phát huy trong vòng từ 6 – 8 giờ. Trong trường hợp cơ thể đối tượng dạng giải phóng chậm, tác dụng của thuốc có thể lên tới 12 giờ.
Thuốc Dacodex được hấp thụ, chuyển hóa thông qua chức năng gan và được bài tiết thông qua đường nước tiểu trong dạng không đổi. Trong số hoạt chất được bài trừ có cả dextrophan có công dụng giảm ho nhẹ.
Liều lượng sử dụng thuốc Dacodex
Tùy thuộc vào từng cơ địa người bệnh, tình trạng bệnh lý khác nhau mà liều lượng sử dụng thuốc cũng khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định từ các chuyên gia y tế để sử dụng thuốc Dacodex hiệu quả hơn.
Sau đây là liều lượng cơ bản dành cho một người bệnh thông thường:
- Đối với trẻ em từ 2-6 tuổi: Liều lượng thuốc Dacodex là 7,5mg/lần, tối đa 30mg/ngày.
- Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi: Liều dùng 15mg/lần, tối đa 60mg/ngày.
- Đối với trẻ em >12 tuổi và người lớn: Liều dùng Dacodex là 30mg/lần và tối đa là 120mg/ngày.
Lưu ý: Trong trường hợp người bệnh phải sử nhiều thuốc Dacodex nhiều lần trong một ngày thì thời điểm sử dụng thuốc cho mỗi lần cần cách nhau từ 6-8 giờ để đảm bảo công dụng của thuốc và tránh hấp thụ thuốc quá nhiều.
Giá tiền thuốc Dacodex
Hiên nay thuốc được bày bán phổ biến tại hầu hết các nhà thuốc trên thị trường. Người bệnh có thể mua thuốc ở bất cứ đâu với giá một hộp Dacodex giao động từ 90.000 – 100.000 VNĐ x 10 vỉ x 10 viên nang mềm.
Tác dụng phụ của thuốc Dacodex
Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh, thuốc Dacodex cũng gây ra một vài tác dụng phụ ngoài ý muốn đến sức khỏe người bệnh như sau:
- Thường gặp: Mệt mỏi toàn thân, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nhịp tim nhanh, da đỏ ửng…
- Ít gặp: Nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, phát ban…
- Nguy hiểm: Thuốc Dacodex gây ngộ độc, tức ngực, khó thở, đột quỵ nếu sử dụng quá nhiều.
Khi người bệnh gặp phải các triệu chứng trên khi sử dụng Dacodex cần dừng thuốc ngay lập tức và báo cho các bác sĩ để có được phương án chữa trị kịp thời.
>> Xem thêm: Thuốc Acetylcystein Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng, Giá Bao Nhiêu?
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Dacodex
Sau đây là các lưu ý, khuyến cáo từ chuyên gia dành cho người bệnh khi sử dụng thuốc Dacodex trong điều trị các chứng bệnh về hô hấp:
- Không sử dụng chung thuốc Dacodex với các loại thuốc khác như MAO, Quinidin do các chất này sẽ phản ứng với nhau gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
- Đối tượng người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thuốc Dacodex. Trước khi dùng phải hỏi ý kiến chuyên gia.
- Sau khi sử dụng thuốc không được lái xe, đọc sách hay sử dụng vật dụng, máy móc nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc Dacodex gây đau đầu, buồn ngủ.
- Sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của nhà sản xuất và bác sĩ. Tuyệt đối không thêm liều, giảm liều, ngắt liều nếu như chưa có sự cho phép của chuyên gia.
- Không tự ý vứt thuốc Dacodex hết hạn, hỏng vào trong bồn vệ sinh, chậu rửa mặt. Cần thực hiện đúng thao tác tiêu hủy thuốc hết hạn như đã được hướng dẫn.
- Bảo quản thuốc ở nơi có độ sáng vừa đủ, không để nơi ẩm thấp, ướt.
- Trong trường hợp quên liều Dacodex cần bổ sung liều ngay. Tuy nhiên, nếu liều kế tiếp đã đến gần thì có thể bỏ qua liều cũ và thực hiện liều mới như đã được chỉ định.
Như vậy, trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về thuốc Dacodex. Nếu các bạn có mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về thuốc có thể đến các cơ sở y tế lớn, uy tín để các chuyên gia nơi đây giải đáp thắc mắc cho mọi người.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.