Thuốc Olesom S được biết đến và sử dụng là sản phẩm thuốc tân dược hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, hệ phế quản phổi. Vậy thành phần, liệu lượng và cách sử dụng thuốc như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Olesom S được bào chế dưới dạng siro bởi công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd – Ấn Độ. Hiện nay, hiện đang được phân bởi công ty TNHH An Phúc trên thị trường Việt Nam.
Olesom S là thuốc gì?
Thuốc Olesom S có thành phần chính là Ambroxol hydrochloride, Salbutamol và một số loại tá dược phụ khác.
Trong đó, thành phần Ambroxol có trong Olesom S giúp chuyển hóa lượng bromhexin giúp long đờm và làm tiêu những chất nhầy có trong cổ họng. Chất Salbutamol có tác dụng đối với cơ trơn và các cơ xương giúp làm giảm nhanh tình trạng giãn phế quản, giãn nở vùng tử cung và chống run hết sức hiệu quả.
Tác dụng của thuốc Olesom S
Thuốc Olesom S được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng ho có đờm và các triệu chứng bệnh liên quan đến phế quản như tình trạng viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và không khạc được đờm.
Lưu ý, khi sử dụng Olesom S cần có sự cố vấn và chỉ định của các bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Liều lượng và cách sử dụng thuốc Olesom S
Cách sử dụng
Olesom S được sử dụng cho cả người lờn và trẻ em, thuốc được dùng dưới dạng uống, sau ăn. Chú ý, uống thuốc với nhiều nước. Không nên tự ý sử dụng với liều lượng quá lớn có thể gây ra các phản ứng, đặc biệt là với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Liều lượng sử dụng Olesom S
Đối với người lớn, nên sử dụng khoảng 5-10 ml trong một lần sử dụng và uống từ 3-4 lần trong ngày.
Đối với trẻ em, nên sử dụng Olesom S từ 2,5 tới 5ml trong một lần và uống 3-4 lần trong ngày đối với trẻ từ 2-6 tuổi. Còn đối với trẻ trên 6 tuổi thì sử dụng khoảng 5ml trong 1 lần và uống 3-4 lần trong ngày.
Trong quá trình sử dụng thuốc Olesom S không nên tự ý tăng liều lượng hoặc giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
Tác dụng phụ của thuốc Olesom S
Trong quá trình sử dụng thuốc Olesom S bạn cũng cần phải chú ý tới một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho sức khỏe. Dưới đây là một vài tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng.
- Olesom S có thể khiến nhịp tim đập nhanh tăng dần lên, có thêm hiện tượng đánh trống ngực.
- Các đầu ngón tay có cảm giác run, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.
- Ngoài những triệu chứng điển hình ở trên ra thì bạn cũng có thể mắc phải một số tác dụng phụ khác của thuốc Olesom S như: Phế quản bị co thắt, khô miệng, ho và khàn tiếng, nổi mề đay, phù nề cơ thể…
Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ thường gặp của Olesom S. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc mà bạn có những dấu hiệu tác dụng phụ khác thì nên báo cho bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết sớm nhất có thể.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Olesom S
Để có thể phát huy được tác dụng của thuốc Olesom S, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ với tình trạng bệnh cụ thể của mình. Ngoài ra, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không nên sử dụng thuốc Olesom S đối với những người đã bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Thuốc Olesom S có thể gây ra những cơn buồn ngủ bất thường vì vậy không nên sử dụng thuốc khi đang lái xe hoặc vận hành những thiết bị máy móc nguy hiểm.
- Đối với chị em phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Dacodex là thuốc gì? Tác dụng, giá tiền và cách dùng
Trên đây là một vài thông tin về thuốc Olesom S mà bạn nên biết. Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu về thuốc Olesom S cũng như thành phần, công dụng và liều lượng sử dụng thuốc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết của mình.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.