Rối loạn tiêu hóa là một trong những tình trạng mà phổ biến gặp phải ở hầu hết mọi người ít nhất một lần trong đời, hiện tượng này gây ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm. Vậy tình trạng bệnh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua nội dung bài viết dưới đây.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Hệ thống tiêu hóa là một trong những phần hết sức quan trọng, phức tạp và rộng lớn với chiều dài bắt đầu từ vùng miệng xuống đến hậu môn. Hệ thống này có nhiệm vụ là hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và loại bỏ các chất thải. Trong quá trình hoạt động thì hệ thống này gặp phải tình trạng rối loạn là điều không thể tránh khỏi.
Rối loạn tiêu hóa được biết đến là một trong những tính trạng bệnh khá phổ biến gặp phải ở hầu hết mọi người ít nhất là một lần trong đời, không quan trọng giới tính, độ tuổi và nó có thể gây ra một số những triệu chứng không mong muốn làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Theo các chuyên gia, bác sĩ cho biết thì tình trạng này không được coi là một bệnh lý.
Ở Việt Nam, tình trạng này gặp phải ở rất nhiều người và chiếm tỷ lệ khoảng 20% dân số mỗi mắc mắc phải. Đây có thể là dấu hiệu hoặc hậu quả của những bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa gây ra như viêm ruột, viêm đại tràng, bệnh lý về dạ dày,…
Ngoài ra, tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa còn thường xảy ra do chế độ ăn uống hằng ngày không đảm bảo vệ sinh hoặc do hệ khuẩn ruột đang gặp vấn đề,…
Rối loạn tiêu hóa không quá nghiêm trọng với cơ thể nhưng sẽ gây ảnh hưởng khó rõ rệt về vấn đề liên quan tới việc ăn uống của bạn. Nếu tình trạng này xuất hiện trong thời gian dài mà không được điều trị bệnh dứt điểm thì có thể sẽ gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Triệu chứng rối loạn tiêu hoá
Tình trạng này gặp phải rất nhiều ở lứa tuổi trẻ nhỏ vì ở độ tuổi này cơ địa của trẻ con rất non nớt, thành ruột yếu cho nên vấn đề bị nhiễm khuẩn là rất dễ có thể xảy ra. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này trẻ thường có một số dấu hiệu sau đây mà các mẹ cần phải chú ý:
- Trẻ có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản trong vài ngày.
- Thường xuyên xuất hiện biểu hiện nôn trớ khi mẹ cho bú hoặc ăn.
- Xuất hiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, phân có xuất hiện dạng lỏng, có mùi tanh hoặc phân cứng.
Còn đối với người lớn bị rối loạn tiêu hóa thì sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình mà người nào cũng gặp phải. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng thì mỗi người sẽ xuất hiện những cơn đau khác nhau, có người đau một cách âm ỉ, có người lại bị đau dữ đội.
- Đầy hơi khó tiêu: Vùng bụng luôn cảm thấy căng tức khó chịu, khi vận động cảm thấy vùng bụng rất khó chịu, bên cạnh đó xuất hiện thêm một số triệu chứng như ợ chua, buồn nôn khó chịu.
- Nôn mửa: Đâu là một trong những vấn đề thường thấy khi hệ tiêu hóa gặp phải tình trạng rối loạn, từ đó sẽ khiến cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng bị giảm sút. Bên cạnh đó thì người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng chướng bụng đầy hơi. Lúc này, thức ăn có thể bị trào ngược lên vùng thực quản gây ra tình trạng nôn mửa.
- Rối loạn đại tiện: Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi hệ tiêu hóa nên mọi người cần phải hết sức chú ý.
Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm, không đe dọa tính mạng người bệnh. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho người bệnh gặp phải rất nhiều những hệ lụy không mong muốn như:
- Rối loạn tiêu hóa có thể khiến cho cơ thể gặp phải nguy cơ mất nước do tình trạng, nôn mửa hoặc đại tiện quá nhiều. Tình trạng này rất nguy hiểm, nếu xảy ra nhiều lần thì có thể gây tử vong.
- Cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc và sinh hoạt hằng ngày.
- Người bệnh dễ phải đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, xuất huyết đại tràng, viêm đại tràng,…
- Cần phải kiêng khem nhiều thứ và lâu dần sẽ có thể khiến cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sẽ khiến cho người bệnh bị sụt cân nghiêm trọng.
- Biến chứng nguy hiểm hơn là người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư trực tràng.
Các triệu chứng của bệnh mọi người cần phải hết sức chú ý vì nếu để tình trạng này kéo dài và không được điều trị dứt điểm thì có thể gây ra nhiều những biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp mà bạn cần phải chú ý đó là:
- Do chế độ ăn uống hằng ngày không hợp lý: Quá trình ăn uống hằng ngày không hợp vệ sinh, ăn những thức ăn có dấu hiệu bị ôi thiu,… sẽ là điều khiến khiến cho các loại vi sinh vật phát triển trong đường tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Ngoài ra việc sử dụng rượu bia nhiều cũng khiến cho hệ men tiêu hóa trong đường ruột bị giảm sút gây mất cân bằng hệ khuẩn ruột.
- Sinh hoạt hằng ngày không khoa học: Việc tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày một cách khoa học sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu tập luyện quá sức, nhất là khi ăn quá no sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp phải những thương tổn.
- Stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong hệ tiêu hóa của mọi người đều có chứa Serotonin đây là một loại hormone có tác động tới tâm trạng. Nếu bạn gặp tình trạng căng thẳng kéo dài thì lượng hormone này sẽ tăng lên gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Do hậu quả của việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài: Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng khá lớn tới hệ tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ khuẩn ruột, gây ra tình trạng đầy bụng, tiêu chảy,…
- Do bệnh lý: Tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa cũng có thể do một số bệnh lý về hệ đường ruột gây ra như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày,…
Ngoài ra, còn rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Để nắm rõ thêm những nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Điều trị rối loạn tiêu hóa
Tình trạng này có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và có hướng điều trị hiệu quả. Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được sự thăm khám và điều trị từ bác sĩ.
Sử dụng thuốc Tây
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp khác tại nhà khi chưa được sự đồng ý từ phía bác sĩ.
Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng như sau:
- Các nhóm thuốc như: Neopeptine, Enterogermina, Maalox, Lactomin,… sẽ được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Các loại thuốc: Berberin, dung dịch bù nước và chất điện giải như Oresol, thuốc Loperamid, đối với người bệnh gặp tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
- Đối với trường hợp rối loạn tiêu hóa do bệnh lý thì cần phải được điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Việc điều trị bệnh rất quan trọng, vì thế để đảm bảo an toàn cho bản thân thì bạn tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc mà chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
Các bài thuốc dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây để giúp giảm nhanh các triệu chứng thì người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc dân gian sau:
- Bài thuốc từ lá mơ lông: Lá mơ lông là một trong những loại thảo dược rất tốt trong việc điều trị một số bệnh lý về hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, thải nhỏ. Sau đó trộn cùng 1 với 1 quả trứng gà. Dùng nướng trên chảo cho chín và sử dụng để ăn hàng ngày.
- Bài thuốc từ lá ổi: Việc sử dụng lá ổi có tác dụng trong trường hợp người bệnh gặp tình trạng tiêu chảy. Cách thực hiện như sau, bạn sử dụng 1 nắm búp ổi non, riềng tươi 10gr, 2 củ sả tươi. Tất cả đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi đem đi sao trên chảo nóng rồi cho vào ấm để sắc uống trong ngày.
- Sử dụng rau sam chữa rối loạn tiêu hóa: Rau sam là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng 1 nắm rau sam, 50gr cây cỏ sữa, tất cả đem đi rửa sạch rồi dùng để sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
Ngoài việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc thì người bệnh cần phải chú ý tới một số vấn đề sau:
- Nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, nên ăn chín uống sôi để giúp đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.
- Tuyệt đối không được ăn những loại thức ăn ôi thiu vì đây là một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Hạn chế hoặc không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia hoặc những loại đồ uống có ga.
- Hạn chế ăn những loại thực ăn chế biến sẵn ở ngoài đường vì có thể sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn có chứa nhiều chất béo, các loại đồ ngọt.
- Nên ăn nhiều các loại rau củ quả tươi, các loại rau xanh như rau cải xanh, súp lơ, cải bắp, chuối, khoai lang,…
- Uống từ 1.8 – 2.3l nước/1 ngày.
- Nên duy trì quá trình luyện tập đúng cách và điều độ giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Ăn không tiêu là bệnh gì, phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn tiêu hóa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh ra sao? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp. Tình trạng này người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan vì nếu để nó kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần và sức khỏe. Khi thấy, cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh. Từ đó, sẽ có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.