Sưng Viêm Thanh Quản Là Gì? Triệu Chứng Và Biến Chứng

Viêm thanh quản là căn bệnh gây ra triệu chứng mất tiếng, khàn tiếng và khiến cho sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân triệu chứng và mối nguy hiểm của căn bệnh này ra sao?

Cấu tạo của thanh quản

Thanh quản trông giống như hình tháp, có 3 mặt, chiều dài khoảng 36mm ở nữ và 44mm ở nam giới. Đường kính trước sau khoảng 26 – 36mm, đường kính ngang khoảng 41 – 43mm. Thanh quản gồm phầ lớn là sụn gắn với nhau và với cấu trúc xung quanh nhờ các cơ hoặc những thành phần mô sợi, đàn hồi. Cấu tạo của thanh quản từ các sụn được nối lại với nhau bằng các cơ, dây chằng và các màng.

Viêm thanh quản là gì?

Thanh quản là bộ phận nằm ở phía trên cùng cổ. Thanh quản có mối liên hệ đến quá trình phát âm, thở và giúp ngăn ngừa thức ăn tràn vào khí quản. Thanh quản có tác dụng giúp chúng ta thực hiện những hoạt động giao tiếp như la hét, hát, nói chuyện. Thanh quản được cấu tạo bởi xương sụn gồm các dây thanh âm, bao phủ bên ngoài chính là một lớp màng nhầy.

Thông thường, những sắc thái và chất lượng âm thanh thường được điều chỉnh bởi những cơ ở trong thanh quản, sức căng và hình dạng của dây thanh âm.

Viêm thanh quản chính là tình trạng dây thanh âm sưng nề, điều này khiến cho bạn bị mất tiếng, nhẹ thì giọng nói bị nhỏ hoặc khàn.  Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian ngắn thì được gọi là bệnh thể cấp tính. Tuy nhiên, nếu chứng bệnh kéo dài thì được gọi là viêm phế quản mạn tính.

Khi thời tiết thay đổi hoặc trời bắt đầu trở lạnh, cơ thể của trẻ nhỏ không thể thích ứng một cách kịp thời nên rất dễ mắc phải căn bệnh hô hấp trên. Nguyên nhân là do virus, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển và gây ra căn bệnh này ở trẻ em.

Viêm thanh quản là gì

Nguyên nhân viêm thanh quản

Nguyên nhân cấp tính

Đa số trường hợp bị viêm phế quản một cách tạm thời và có thể cải thiện triệu chứng bệnh sau khi khắc phục những nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, viêm phế quản có thể là hệ quả của việc:

  • Nhiễm virus: Chủ yếu nhất chính là virus cúm A, cúm B, virus gây cảm lạnh.
  • Do căng thẳng thanh quản bởi người bệnh nói nhiều, la hét lớn.
  • Do hoạt động của vi khuẩn bạch cầu.
  • Do thời tiết thay đổi.
  • Do hội chứng trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính

Một khi các triệu chứng của bệnh kéo dài quá ba tuần và được lặp lại nhiều lần thì chứng tỏ bạn đã bị bện thể mãn tính. Theo đó, những nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Hít phải chất kích thích, chất gây dị ứng hoặc khói từ hóa chất.
  • Do trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Do người bệnh bị viêm xoang mãn tính.
  • Người bệnh bị nghiện rượu.
  • Viêm thanh quản do người bệnh thường xuyên phải sử dụng giọng nói. Trường hợp này thường gặp ở người cổ vũ, ca sĩ…)
  • Do người bệnh hít phải khói thuốc, hút thuốc lá nhiều.

Bên cạnh đó, có nhiều người bệnh bị khàn giọng có bị đột quỵ, chấn thương, ung thư, dây thanh âm bị liệt, ung thư phổi… Do đó, khi bị mất giọng, người bệnh cần phải chủ động đi khám và điều trị kịp thời.

Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi và đối tượng nào. Tuy vậy, những đối tượng có khả năng cao bị bệnh phải kể đến như người bị viêm phế quản, người bị cảm lạnh, viêm xoang, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hay các chất kích thích.

Triệu chứng viêm thanh quản

Những triệu chứng của bệnh thường phụ thuộc vào độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, triệu chứng viêm phế quản ở người lớn và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường có sự khác nhau một cách rõ rệt.

Triệu chứng viêm thanh quản ở người lớn

Đa số những trường hợp bị bệnh ở người lớn là do sự ảnh hưởng của các loại virus, vi khuẩn. Do đó, khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:

  • Có triệu chứng cảm lạnh hoặc dấu hiệu bị viêm đường hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi, ho khan…
  • Bị đau cổ họng, đặc biệt khi nói nhiều và nuốt thức ăn.
  • Sốt cao.
  • Cổ bị nổi hạch bạch tuyết.
  • Cổ họng bị ngứa và đầy.
  • Mất giọng, khàn tiếng.
  • Họng khô.
  • Có cảm giác khó thở.

Triệu chứng viêm thanh quản

Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Thông thường, căn bệnh này ở trẻ nhỏ thường có mức độ nguy hiểm cao và diễn ra hết sức phức tạp. Nguyên nhân là do trẻ có hiện tượng bị phù nề một cách dữ dội bởi kích thước của đường thở ở trẻ khá nhỏ. Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, trẻ sẽ bị tắc nghẽn tại đường thở. Điều này sẽ khiến cho trẻ bị tím tái, khó thở và gây nguy hiểm tới tính mạng.

Theo đó, triệu chứng điển hình của viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là trẻ bị thở rít, khàn tiếng, sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C. Ngoài ra, triệu chứng bệnh còn được chia làm 3 mức độ:

  • Ở mức độ nhẹ: Trẻ bị khàn tiếng, ho, thở rít mỗi khi khóc.
  • Ở mức độ trung bình: Trẻ bị khó thở với mức độ nặng, thở rít, thở nhanh, khó thở, lồng ngực bị rút lõm.
  • Ở mức độ nặng: Trẻ bị khó thở nặng, thở rít, cơ thể tím tái, vật vã. Nếu không được điều trị một cách kịp thời, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến tính mạng.

Thông thường, những triệu chứng của viêm thanh quản sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế:

  • Tiếng thở rít của trẻ bị tăng dần, ngay cả những khi trẻ đang nằm yên.
  • Trẻ bị khó thở, cánh mũi phập phồng, nhịp thở không đều, có sự bất thường.
  • Trẻ mệt li bì.
  • Trẻ bị chảy nước miếng, há miệng mỗi khi thở.
  • Trẻ sốt cao hơn 39 độ C.
  • Trẻ có dấu hiệu bị mất nước: Lưỡi bẩn, môi khô, tai bị chảy dịch.
  • Tình trạng khó thở do viêm thanh quản không có dấu hiệu bị thuyên giảm sau 3 ngày.

Thông thường, những triệu chứng bệnh ở trẻ em và người lớn trở nên trầm trọng hơn ở 2 đến 3 ngày kế tiếp. Nếu triệu chứng diễn ra hơn 3 tuần, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi ấy, việc điều trị bệnh sẽ trở nên tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.

Viêm thanh quản có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh

Bệnh có nguy hiểm không? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Có thể nói rằng, tùy thuộc vào ý thức phòng ngừa và điều trị bệnh mà bệnh sẽ gây ra những mức độ nguy hiểm khác nhau cho người bệnh.

Như phần thông tin phía trên cho biết, bệnh được chia làm hai loại là mãn tính và cấp tính. Ở giai đoạn cấp tính, nếu bệnh nhân không chủ động điều trị, viêm thanh quản sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khoảng thời gian 3 tuần sẽ giúp người bệnh nhận thấy những biểu hiện và triệu chứng khác thường ở trong thanh quản và giọng nói của mình. Sau thời điểm 3 tuần, nếu bạn không chủ động thăm khám và điều trị, dây thanh quản đã có sự thương tổn và rất khó để phục hồi.

Viêm thanh quản có nguy hiểm không

Không những vậy, khi bệnh ở giai đoạn mãn tính, nếu bạn không chủ động điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất chính là ung thư thanh quản.

Trước khi viêm thanh quản trở nên trầm trọng, bệnh nhân có thể nhận thấy các dấu hiệu bất thường như thường xuyên mất tiếng, phát âm khó khăn, ho có đờm, hơi thở có mùi hôi. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ bị ho ra máu, ho ra chất nhầy và luôn thấy cổ họng có triệu chứng bị đau rát.

Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến giọng nói và sức khỏe tổng thể của bạn. Do đó, để không gây nguy hiểm cho cơ thể, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để thực hiện việc thăm khám ngay khi có những dấu hiệu của bệnh lý.

Tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề liên quan đến viêm thanh quản đã được chúng tôi đề cập chi tiết qua bài viết trên. Nếu còn bất cứ vấn đề nào còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

0983340246