Hen phế quản là bệnh rất phổ biến, theo số liệu thống kê, bệnh chiếm tới hơn 5% dân số và cụ thể Hà Nội là gần 15%, thành phố Hồ Chí Minh với con số cao hơn rất nhiều 29%. Đáng báo động hơn con số thống kê trên lấy chủ yếu từ độ tuổi dưới 18 và phần đông từ 12-1 tuổi. Bệnh đang ngày càng lan rộng và cần có các giải pháp chữa trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp mà dân gian hay gọi với cái tên hen suyễn. Bệnh hen phát sinh khi đường thở (đường dẫn khí vào phổi) bị viêm nặng. Khi đó, không khi đi vào rất khó khiến phổi không có đủ không khí để thực hiện chức năng trao đổi không khí với bên ngoài. Khi tình trạng viêm nặng xuất hiện các dịch nhầy, điều đó khiến người bệnh bị khò khè, nặng ngực và có những cơn ho liên tục để đẩy dịch ra ngoài gây tức ngực, khó thở.
Một khi đã mắc hen phế quản thì thường rất khó để chữa trị tận gốc, người bệnh sẽ phải sống chung với nó gây ra rất nhiều bất tiện, cản trở trong đời sống sinh hoạt và làm việc.
Bệnh thường tiến triển nặng và có biểu hiện rõ rệt nhất khi có các tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Ví dụ như: Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng; làm việc trong điều kiện chất lượng kém, thiếu không khí hô hấp; sự thay đổi đột ngột của thời tiết; …
Mặc dù vậy nếu biết các biện pháp để phòng tránh và có ý thức giữ gìn, bệnh hen suyễn sẽ giảm đi rất nhiều, tránh các phiền toái không đáng có.
Nguyên nhân hen phế quản
Nắm được nguyên nhân chính là chìa khóa để chúng ta giải quyết các vấn đề của bệnh hen suyễn. Để dễ nhận biết và chữa trị, nguyên nhân của bệnh chia làm hai nhóm chính là : các tác nhân dị ứng và các tác nhân không dị ứng.
Các tác nhân không dị ứng
Nguyên nhân chủ yếu của nhóm tác nhân là do lịch sử gia đình (yếu tố di truyền), nếu bố mẹ và anh chị ruột của bạn hen suyễn thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh. Thậm chí khi người mẹ đang mang thai hút thuốc thì em bé sinh ra cũng có khả năng cao bị mắc bệnh.
Một nguyên nhân nhỏ dẫn tới hen phế quản mà rất ít người biết đó là do yếu tố tâm lý. Khi cơ thể bị stress, liên tục lo lắng, gặp nhiều vấn đề căng thẳng thì bệnh cũng có thể sinh ra.
Kèm theo đó vấn đề về sinh lý điển hình là rối loạn tình dục cũng khiến hen suyễn khởi phát.
Các tác nhân dị ứng
Phần lớn nguồn cơn của bệnh hen suyễn xuất phát từ đây. Cụ thể như sau:
Xuất phát từ các bệnh lý về đường hô hấp thông thường như: viêm họng, sổ mũi, viêm xoang,… nhưng chủ quan không chữa trị. Tình trạng kéo dài khiến dịch viêm lan rộng và vi khuẩn biến thể dẫn đến hen phế quản.
Các dị nguyên đi qua đường hô hấp được xem là nguyên nhân chính của bệnh này. Chúng gồm có: lông động vật, lông từ quả, phấn hoa, nấm mốc,… tùy thuộc vào sự nhạy cảm và cơ địa của từng người.
Ngoài đường hô hấp, đường ăn cũng nguy hiểm không kém. Một số người bệnh hen phế quản có cơ địa dị ứng, nếu ăn phải sẽ bị suy hô hấp và có thể dẫn đến kết quả khó lường nếu không kịp thời cứu chữa. Một số thực phẩm mà nhiều người bị dị ứng như: hành lá, lạc, vừng, hải sản( tôm, cua, ốc…)
Cuối cùng, những loại thuốc chữa bệnh thường có các thành phần chống chỉ định mà người dùng không để ý. Nếu không nguyên cứu kĩ, bạn hoàn toàn có thể uống nhầm loại thuốc có thành phần dị ứng trong dược liệu.
Triệu chứng hen phế quản
Khó thở
Đây là triệu chứng cơ bản nhất, khi đường dẫn bị viêm và sưng thì không khí đi vào sẽ khó khăn là điều tất nhiên. Thở bằng mũi sẽ khò khè, đôi khi phải thở cả bằng miệng vì thiếu oxy. Đặc biệt hiện tượng khó thở rõ rệt vào ban đêm khi cơ thể nằm ngang gây mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Co thắt lồng ngực
Hiện tượng xảy ra khi bạn đột ngột chuyển các tư thế như nằm, ngồi, đứng hoặc thay đổi trạng thái khi thức dậy. Nếu xảy ra thường xuyên thì nguy cơ cao bạn đã mắc hen suyễn.
Triệu chứng khác
Thường xuyên mệt mỏi, đây là biểu hiện thể trạng khá bình thường của cơ thể nhưng nếu kèm theo các dấu hiệu trên thì bạn nên đi khám sớm nhất để phát hiện và chữa bệnh kịp thời.
Hen phế quản có nguy hiểm không?
“ Hen suyễn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong sau bệnh ung thư”- điều này có làm bạn rùng mình khi nhắc đến sự nguy hiểm của nó?
Tuy không làm chúng ta đau nhức và đôi khi không có các biểu hiện rõ rệt nhưng lại cực kỳ nguy hiểm nếu chủ quan. Khi đường dẫn bị kích ứng, phù nề sẽ cản trở không khí đi vào phổi, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến tử vong do ngạt thở. Đó cũng chỉ là nguy cơ dễ xảy ra nhất, ngoài ra có rất nhiều biến chứng nếu để chất dịch viêm nặng. Do ép ngực do ho nhiều hoặc hít thở sâu để lấy khí thở người bệnh sẽ bị tràn khí phế nang, lâu dài gây thủng khí phế và suy tim…
Nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đang hoành hành và liên quan mật thiết đến sự hô hấp thì những người có tiền sử bệnh hen phế quản càng bị đe dọa nhiều hơn. Khi bị virus xâm nhập vào cơ thể, sức khỏe người bệnh sẽ giảm sút nhanh hơn rất nhiều so với người thường. Với hệ hô hấp vốn yếu, rất nhanh chóng virus sẽ xâm nhập và tàn phá hệ hô hấp, với trình tự cơ bản là: sốt, ho, hắt hơi, viêm phổi và suy hô hấp dẫn đến thiệt mạng.
Nhất là khi dịch bệnh SARS-COVID đang quay trở lại và các ca bệnh đang tăng mỗi ngày thì chúng ta cần tự giác đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm túc các quy định phòng tránh bệnh để bảo vệ chính bản thân và cộng đồng.
Biến chứng hen phế quản
Nếu bệnh không được điều trị có thể gây ra các biến chứng sau:
- Những biến chứng tức thì (biến chứng trực tiếp của cơn hen) đó là tràn khí màng phổi, những ổ tổn thương ở nhu mô phổi, suy hô hấp và nhiễm khuẩn phế quản.
- Những biến chứng lâu dài do bệnh gây ra sẽ xuất hiện sau khi bị bệnh trong nhiều năm và thường do bệnh hen phế quản nặng. Biến chứng biến dạng lồng ngực do hen từ lúc nhỏ. Hoặc biến chứng do điều trị do người bệnh lạm dụng thuốc, chẳng hạn dùng nhiều corticoide gây hội chứng Cushing, nhiễm khuẩn kéo dài, loãng xương… Biến chứng suy hô hấp mãn tính có thể gây ra suy tim…
Cách điều trị hen phế quản
Tuy bệnh không thể khỏi dứt điểm nhưng nếu có một lối sống lành mạnh và tích cực điều trị bạn vẫn có thể kiểm soát được căn bệnh khó chịu này.
- Siêng tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Ăn uống lành mạnh, chú ý các thực phẩm gây dị ứng cho bản thân, tăng cường uống nước ăn hoa quả và rau xanh.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn màn, khẩu trang để loại bỏ các nguồn cơn gây mất vệ sinh cho đường hô hấp
- Nếu đã mắc bệnh hen phế quản thì cần lựa chọn phương pháp điều trị và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự sử dụng thuốc bừa bãi để tránh hậu quả khó lường.
- Nâng cao ý thức đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ khi sử dụng các dụng cụ bên ngoài trong hoàn cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới bệnh hen phế quản. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho quá trình điều trị bệnh.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.