Hướng điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên tối ưu giúp loại bỏ sỏi tối đa

Sỏi niệu quản 1/3 trên được xem là một trong những bệnh lý đường tiết niệu phổ biến ngày nay.Vậy làm thế nào để khắc phục và điều trị triệt để căn bệnh khó chịu trên? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Sỏi niệu quản 1/3 trên là gì?

Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý được hình thành do trong quá trình di chuyển của sỏi thận, chúng bị tắc nghẽn và dừng lại ngay tại phần 1/3 trên của niệu quản. Sỏi ở niệu quản nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời thì có khả năng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng vốn có của thận hoặc sinh bế tắc niệu quản lâu ngày, gây viêm đường tiết niệu.

Sỏi niệu quản 1/3 trên khi nào cần phẫu thuật?

Thông thường, đa số các trường hợp bệnh nhân bị sỏi ở niệu quản 1/3 trên có kích thước nhỏ hơn 15mm thì không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa mà chúng có thể tự đào thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên trên thực tế các bác sĩ phải chẩn đoán dựa vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh và kích thước sỏi sau đó mới đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Theo đó, bệnh lý sỏi niệu quản 1/3 trên chỉ được chỉ định phẫu thuật nếu chúng thuộc các trường hợp sau:

  • Sỏi có kích thước lớn hơn 15 mm và kèm theo đó là các biến chứng nghiêm trọng như giãn niệu quản, thận bị ứ nước cấp độ 3, 4, đài bể thận bị giãn không có khả năng hồi phục,…
  • Sỏi hình thành tại niệu quản gây ra các cơn đau quặn khó chịu, đau càng ngày càng trở nên dữ dội và kèm theo đó là triệu chứng tiểu buốt, đi tiểu ra máu.
  • Người bệnh bị sỏi niệu quản 1/3 trên đang điều trị bằng các vị thuốc tây y, thuốc nam, đông y hay vật lý trị liệu mà không có tiến triển khả quan hơn. Chính vì thế mà người bệnh cần nhanh chóng phẫu thuật để giảm thiểu các triệu chứng.

sỏi niệu quản 1/3 trên

Trong y học hiện đại cùng sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật ngày nay, phần lớn bệnh nhân bị sỏi ở niệu quản đều lựa chọn phương pháp mổ nội soi tán sỏi ngược dòng. Biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một ống nhỏ, bắt đầu luồn từ phần đầu niệu đạo của bàng quang lội ngược tới vị trí niệu quản có sỏi. Sau đó, bác sĩ sẽ kích hoạt sóng siêu âm từ trong ống để tán và phá nhỏ viên sỏi niệu quản 1/3 trên thành các mảnh để chúng có thể đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Cùng với đó, để tăng khả năng di chuyển của vụn sỏi và giảm các tổn thương cho phần màng tế bào niệu quản 1/3 trên, ống stent kích thước nhỏ sẽ được đặt ở vùng niệu đạo và chúng sẽ được đưa ra ngoài sau từ 3 đến 10 ngày tùy từng trường hợp.

Tuy phẫu thuật là biện pháp điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên triệt để và hiệu quả cao, thế nhưng phương pháp trên vẫn còn tồn tại một vài rủi ro như tổn thương niệu quản, thận, chảy máu, chứng rối loạn tiểu tiện hậu phẫu thuật. Bởi vậy mà phẫu thuật can thiệp ngoại khoa chỉ được xem là giải pháp cuối cùng trong điều trị bệnh.

Hướng điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên

Như đã biết thì vấn đề điều trị sỏi ở niệu quản bằng nội khoa, ngoại khoa hay đông y đều cần phải phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước của sỏi, tình trạng đau buốt lâm sàng, nhiễm khuẩn, tình trạng tắc nghẽn và chức năng của thận.

Điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên trường hợp cấp cứu

Bệnh lý sỏi ở niệu quản 1/3 trên có nguy cơ cao biến chứng gây nên tình trạng viêm bể thận cấp. Ở trường hợp này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm nhận được các cơn đau nhức vùng hông lưng và hiện tượng sốt rét run người.

Chúng chỉ thuyên giảm khi tắc nghẽn cấp tính được xóa bỏ bằng phương pháp đặt ống thông cho niệu quản hoặc mở thận kèm dùng kháng sinh kết hợp điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên. Chỉ khi các dấu hiệu nhiễm khuẩn được đẩy lùi thì mới có thể tiến hành các can thiệp để lấy sỏi.

Ngoài ra, các trường hợp chỉ định được thực hiện cấp cứu khi các viên sỏi ở 1/3 niệu quản trên đang gây ra tắc nghẽn hoặc khiến thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.

Tiếp đó, cần sử dụng thuốc kháng viêm NSAID không chứa steroid nhằm khắc phục các cơn quặn đau tại thận. Cùng với đó là việc kết hợp sử dụng thuốc giảm đau và kiểm soát các cơn đau như morphin hoặc paracetamol.

Thuốc giãn cơ trên có tác dụng chẹn alpha giao cảm và ức chế canxi sẽ giúp các viên sỏi di chuyển dễ dàng hơn xuống bàng quang.

>>> Xem thêm: Thuốc chữa sỏi niệu quản bằng Tây Y, thuốc dân gian và Đông Y hiệu quả

Hướng điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng thuốc nội khoa

Các loại thuốc nội khoa chỉ được bác sĩ đưa ra đối với những bệnh nhân mắc sỏi nhỏ hơn 10 mm ở 1/3 trên niệu quản. Đặc biệt khi khám và chẩn đoán chúng phải là loại sỏi có bờ rõ nét, nhẵn, không ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của thận, bệnh nhân có khả năng được giám sát và theo dõi cụ thể. Thông thường thời gian của một đợt điều trị sỏi ở niệu quản bằng thuốc nội khoa là từ 4 đến 6 tuần.

điều trị sỏi niệu quản 1/3

Nguyên tắc cốt lõi của giải pháp trị bệnh bằng nội khoá là đưa được sỏi ra khỏi cơ thể một cách thuận tiện, dễ dàng nhất mà vấn kiểm soát được chúng bằng thuốc chống co thắt, giảm đau. Bên cạnh đó, tất cả các trường hợp bệnh nhân đều cần cung cấp đủ lượng nước (khoảng 2-3 lít) mỗi ngày và cần thực hiện truyền dịch qua tĩnh mạch đối với người bệnh có dấu hiệu nôn ói và nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc nam chữa sỏi niệu quản 1/3 trên

Từ xa xưa, dân gian ta đã tìm hiểu, nghiên cứu và truyền lại rất nhiều các cây thuốc nam có khả năng tiêu tán sỏi cho niệu quản 1/3 trên bởi chúng vô cùng tiện lợi, nguyên liệu lại an toàn, ít tác dụng phụ khi dùng. Có thể kể đến một số cây thuốc nam tốt cho gan thận như râu ngô, hoàng bá, kim tiền thảo, xa tiền tử, nhọ nồi,…

Tuy nhiên, nếu muốn đạt được hiệu quả chữa bệnh như mong muốn, bạn phải thật sự có quyết tâm, kiên trì, bảo đảm sử dụng thuốc một cách liên tục, đều đặn mỗi ngày để các thảo dược có thể phát huy hết tác dụng.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng đồng thời cách hỗ trợ điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu và hồi phục chức năng như ban đầu.

Can thiệp ngoại khoa chữa bệnh sỏi niệu quản 1/3 trên

Có thể khẳng định lại một lần nữa rằng căn bệnh này sẽ sử dụng biện pháp phẫu thuật can thiệp ngoại khoa nếu kích thước sỏi trên 1cm, sỏi gây ảnh hưởng tới chức năng, nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc cơ địa người bệnh không có bất kỳ đáp ứng nào với thuốc giảm đau, thuốc chống viêm  hoặc điều trị nội khoa không có chuyển biến tích cực.

Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam đều đang ứng dụng hai phương pháp phẫu thuật chủ yếu là phẫu thuật tán sỏi ở ngoài cơ thể, nội soi ngược dòng tán sỏi qua niệu quản hoặc phẫu thuật nội soi lấy sỏi.

Bên cạnh các hướng điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân bị mắc sỏi niệu quản 1/3 trên lựa chọn thì bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa song song như:

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ và rau canh, giảm ăn mặn, ăn không quá 5 gram muối/ngày.
  • Không uống rượu bia, thuốc lá, ăn đồ chiên xào cay nóng hoặc sử dụng các chất kích thích thần kinh.
  • Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít/ngày, kèm với đó là bệnh nhân nên chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, rèn cơ bắp và nâng cao sức đề kháng.

Hy vọng rằng những thông tin bổ ích mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn đọc nhận biết và hiểu nhiều hơn về chứng bệnh sỏi niệu quản 1/3 trên đang phổ biến ngày nay. Ngoài ra, bạn cần chủ động đến cơ sở y thế để thăm khám và hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả nhất.

0983340246