Ù tai là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ù tai là hiện tượng mà gần như ai cũng bị một vài lần trong đời, gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày. Vậy ù tai là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!

Ù tai là bệnh gì?

Ù tai là tiếng kêu không mong muốn bắt nguồn từ hệ thống thính giác, cũng có thể là bắt nguồn từ những cơ quan lân cận. Đa số ù tai thường không nghe được bởi người khác.

Ù tai đa phần là các tiếng kêu đơn âm, nhưng cũng có trường hợp là những tiếng phức ấm như tiếng chuông reo, tiếng sóng biển, tiếng dế kêu,…

Hiện tượng ù tai không phải là bệnh lý mà là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn, có thể là do chấn thương ở tai, do tuổi tác, rối loạn tuần hoàn… Triệu chứng ù tai có thể trở nên nghiêm trọn hơn theo tuổi tác nhưng cũng có thể được cải thiện khi điều trị. Nếu phát hiện được nguyên nhân và điều trị thì ù tai có thể chỉ xảy ra trong vài ngày. Nhưng nếu không tìm được nguyên nhân thì biện pháp điều trị chỉ làm giảm triệu chứng ù tai, cải thiện được phần nào chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ù tai kéo dài là tình trạng ù tai diễn ra nhiều tháng, nhiều năm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

ù tai

Nguyên nhân ù tai

Có nhiều nguyên nhân gây ù tai, bao gồm:

Nguyên nhân thường gặp

  • Do thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những tiếng ồn lớn gây mất thính lực, đây là nguyên nhân phổ biến. Những thiết bị nghe nhạc với âm thanh lớn, trong một thời gian dài. Nếu tiếp xúc tiếng ồn ngắn hạn, dài hạn với âm thanh quá lớn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn.
  • Do xương tai bị thay đổi: Xương trong tai giữa bị cứng ảnh hưởng đến thính giác, gây ù tai. Nguyên nhân là do sự phát triển xương bất thường, có xu hướng chạy ở trong gia đình.
  • Bị tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai đóng vai trò bảo vệ ống tai bằng cách ngăn ngừa bụi bẩn, chậm sự phát triển của vi khuẩn. Nếu quá nhiều ráy tai tích tụ sẽ khó rửa trôi tự nhiên gây mất thính giác, kích thích màng nhĩ gây ù tai.

Nguyên nhân ít gặp hơn

  • Chấn thương ở cổ, đầu ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác, chức năng não liên quan đến thính giác
  • Do bị rỗi loạn TMJ: Những vấn đề về khớp ở hai bên đầu tai trước, khớp thái dương hàm, nơi xương hàm dưới gặp sọ có thể dẫn đến hiện tượng ù tai
  • Bị bệnh Meniere: Ù tai có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Meniere,
  • Do bị u thần kinh âm thanh (schwannoma tiền đình): Khối u lành tính phát triển ở trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong và kiểm soát sự cân bằng, thính giác, gây ra hiện tượng tù tai ở một bên.
  • Do rối loạn mạch máu như khối u ở đầu, cổ, bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, dị tật mạch máu, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng mặt đầu cổ…
  • Bị mắc chứng rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống tai nối giữa cổ họng trên và tai giữa luôn được mở rộng nên vì một lý do nào đó có thể gây rối loạn chức năng ống dẫn gây ù tai.
  • Một vài loại thuốc có thể gây ra chứng ù tai hoặc làm chứng ù tai nặng hơn. Liều thuốc càng cao thì hiện tượng ù tai càng nặng hơn. Những loại thuốc đó thuộc nhóm: Thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, aspirin liều cao,…

Nguyên nhân ù tai

Đối tượng có nguy cơ cao bị ù tai

Nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao bị ù tai:

  • Người cao tuổi, thường trên 60 tuổi: Khi về già, số lượng sợi thần kinh ở trong tai hoạt động bị giảm gây những vấn đề về thính giác gây ù tai
  • Người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn như nhạc sĩ, công nhân nhà máy, binh lính…
  • Những người đang có vấn đề về tim mạch như cao huyết áp, hẹp động mạch
  • Người hút thuốc lá có nguy cơ bị ù tai cao hơn

Triệu chứng ù tai

Những triệu chứng ù tai gồm những tiếng ồn ào ở trong tai. Trong một vài trường hợp, âm thanh có thể lớn đến mức làm cản trở khả năng tập trung nghe âm thanh ở bên ngoài. Hiện tượng ù tai có thể xuất hiện ở mọi lúc hoặc đến và đi. Có hai loại ù tai là ù tai chủ quan và ù tai khách quan.

  • Ù tai chủ quan: Đây là loại ù tai phổ biến, chỉ có bản thân người bị có thể nghe. Nguyên nhân do những vấn đề ở bên trong tai, ở tai giữa hoặc tai ngoài. Ù tai chủ quan cũng có thể được gây do những vấn đề dây thần kinh thính giác ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh âm thanh.
  • Ù tai khách quan: Đây là loại ù tai bác sĩ có thể nghe được khi khám, loại này hiếm gặp, nguyên nhân có thể là do gặp vấn đề về mạch máu, co thắt cơ bắp hoặc tình trạng xương tai giữa.

Triệu chứng ù tai

Chẩn đoán ù tai

Bác sĩ chẩn đoán ù tai dựa vào các yếu tố sau:

  • Thời gian xuất hiện triệu chứng ù tai, tiến triển ù tai, tiền sử của gia đình, triệu chứng nghe, tiền đình như đầy tai, nghe kém và chóng mặt
  • Tính chất triệu chứng ù tai: Vị trí ở một bên, hai bên hay trong đầu, âm đơn hoặc âm phức, cao độ, tiếng tù theo nhịp mạch, tiếng thổi, đều đều, cường độ, mức độ khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, ngắt quãng hay liên tục…
  • Những triệu chứng đi kèm: Chấn thương ở đâu, bị chảy tai, dùng thuốc không tốt với tai, tiếp xúc với tiếng ồn

Thực hiện khám lâm sàng: Khám lâm sàng tai, thần kinh toàn diện cùng với đánh giá chức năng của tai.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp mạch não đồ để tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ù tai.

Các biện pháp điều trị ù tai

Tùy thuộc vào tình trạng ù tai mà có các biện pháp điều trị, dưới đây là những biện pháp điều trị ù tai hiện nay:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa ù tai gồm 2 loại chính là nhưng thuốc giúp người bệnh giảm sự khó chịu với tiếng ù tai và thuốc cắt đứt cơ chế tạo ra tiếng ù tai. Những loại thuốc được sử dụng trị ù tai gồm:

  • Những loại thuốc tăng tuần hoàn ốc tai, tăng tuần hoàn hệ thần kinh trung ương, vitamin, thuốc giãn cơ..
  • Các loại thuốc kháng histamin, thuốc giảm phù nề nếu nghi ngờ nguyên nhân gây ù tai do rối loạn chức năng vòi.
  • Các loại thuốc an thần, meprobamate, barbiturate, magnesi sulfat được dùng để giảm ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.
  • Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid chẳng hạn như procain cùng nhóm amino acrylamide như lignocaine, lidocaine có thể được dùng để giảm độ nhạy cảm của mô dẫn truyền thần kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như nortriptyline, amitriptyline được sử dụng và thành công. Nhưng các loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp ù tai nghiêm trọng do có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, khô miệng, mờ mắt, những vấn đề về tim.
  • Hạn chế hoặc tránh dùng những chất kích thích như nicotine, caffeine, giảm tiếp xúc với những thứ khiến cho tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn như tiếng ồn lớn.
  • Lấy ráy tai, không hút thuốc đó có thể là nguyên nhân dẫn đến ù tai.

điều trị ù tai

Điều trị ngoại khoa

Khi áp dụng các biện pháp nội khoa mà không tiến triển, bác sĩ cỏ thể chỉ định thực hiện phẫu thuật. Một số biện pháp phẫu thuật điều trị chứng ù tai gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân dẫn đến ù tai là do những khối choán chỗ trong góc cầu tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương, hoặc ù tai kèm theo là điếc dẫn truyền.
  • Thực hiện phẫu thuật khoét mê nhĩ, phẫu thuật trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình được chỉ định trong trường hợp ù tai ở những bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.
  • Phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài rồi dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch để điều trị chứng ù tai do bệnh Meniere.

Điều trị khác

Bên cạnh các biện pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa, người bệnh cũng có thể kết hợp bằng những cách điều trị sau:

  • Dùng trợ thính: Giải pháp này rất hữu ích nếu như người bệnh vừa có vấn đề về thính giác vừa bị ù tai.
  • Thôi miên, châm cứu.
  • Tạo  ra môi trường âm thanh như tiếng ồn trắng. Thiết bị này sẽ tạo ra âm thanh môi trường mô phỏng tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi… để che đi tiếng ồn bên trong tai đặc biệt vào ban đêm.
  • Sử dụng kích thích từ xuyên sọ (TMS), liệu pháp trị liệu này không xâm lấn, không gây đau đớn giúp giảm ù tai hiệu quả.

Phòng ngừa ù tai

Để không gặp phải triệu chứng ù tai, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Giảm âm lượng bằng cách dùng những thiết bị nghe nhạc với âm thanh nhỏ, nghe ở âm lượng quá lớn sẽ khiến tai bị mất thính lực, ù tai
  • Bảo vệ thính giác bằng cách tránh tiếp xúc với âm thanh lớn có thể gây hỏng dây thần kinh trong tai làm mất thính lực, ù tai. Những đối tượng có nguy cơ cao bị ù tai như nhạc sĩ, người làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn với tần số cao nhất là súng thì cần dùng thiết bị bảo vệ thính giác
  • Xây dựng lối sống lành mạnh luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng cách để mạch máu luôn được khỏe mạnh ngăn ngừa ù tai do rối loạn mạch máu

Trên đây là những thông tin hữu ích về chứng ù tai, mong rằng chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn và có biện pháp điều trị, phòng tránh ù tai hiệu quả.

0983340246