Sỏi Thận Dấu Hiệu, Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị

Sỏi thận là bệnh có nhiều dấu hiệu đau đớn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong hệ bài tiết. Hiện nay, số lượng những người bị căn bệnh này ngày càng tăng. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ một số đặc điểm về nguyên nhân, triệu chứng để biết cách chữa trị hiệu quả.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận là bệnh khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Hiện nay, do thói quen sinh hoạt không lành mạnh số người nhiễm loại bệnh này đang ngày càng tăng.

Nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc phải bệnh sỏi thận là do sự phát triển âm thầm của sỏi. Khi vừa bắt đầu hình thành nhân sỏi, kích thước của nó rất nhỏ, chưa đầy 1mm. Vì vậy, bản thân người bệnh chưa hề có dấu hiệu gì và không hề cảm thấy đau đớn.

Tiếp đó, nhân sỏi sẽ hút các chất cặn bã và nhanh chóng phát triển kích thước. Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng nhẹ, người bị sỏi thận có thể nhầm với các loại bệnh khác nên còn lơ là. Kết quả là khi bệnh quá nặng, cơn đau đớn sẽ đến dữ dội, hình thành các biến chứng như mót tiểu, chảy máu,…

Vì vậy, hầu hết những ca nhập viện do sỏi thận đã đều ở giai đoạn nặng. Người bệnh sẽ cần đến kỹ thuật tán sỏi nội soi hoặc mổ hở để điều trị. Theo thống kê từ bộ y tế, có đến 70% số ca nhập viện, kích thước sỏi đều trên 5mm. Thông số này cho thấy, bệnh đã ở giai đoạn nặng. Việc chỉ dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm sẽ không thể chữa khỏi bệnh.

Hiện nay, do ngành y học phát triển, hầu hết các ca chữa trị sỏi thận hầu hết đều thành công. Thêm vào đó, những biến chứng điều được chữa trị, hồi phục hoàn toàn. Trừ một số ca có kích thước sỏi quá lớn, không tới bệnh viện điều trị kịp thời sẽ làm quá trình điều trị sẽ gặp khó khăn và gây suy yếu chức năng thận về sau.

sỏi thận có nguy hiểm không

Hình ảnh sỏi thận

Để giúp bạn hiểu kỹ hơn và biết được cơ chế hoạt động của bệnh, dưới đây là một số hình ảnh minh họa về bệnh.

Ở cấp độ nhẹ, sỏi thận là những hạt nhân li ti, đường kính khoảng 1-4mm, hình dáng nhỏ như hạt gạo. Còn ở cấp độ vừa và nặng, viên  sỏi có kích thước từ 5mm trở lên. Hiện nay, chưa có giới hạn kích thước to nhất, có những ca viên sỏi to bằng một trái bóng tennis. Ngoài ra, ở giai đoạn nặng, thận có thể chứa vài viên sỏi cùng lúc với nhiều kích thước khác nhau.

Các viên sỏi màu vàng đậm, không có hình tròn mà sẽ xuất hiện nhiều góc cạnh xù xì. Chính vì cấu tạo này, sỏi thận dễ gây nên các vết xước, làm chảy máu các tế bào trên đường sỏi di chuyển.

Đây là một loại phương pháp được sử dụng trong trường hợp không thể dùng thuốc để điều trị sỏi thận. Các bác sĩ sẽ dùng một loại máy chuyên biệt để tán sỏi thành các hạt nhỏ sau đó hút ra bên ngoài. Với trường hợp sỏi có kích thước bé, máy sẽ hút nguyên vẹn viên sỏi ra bên ngoài mà không cần tán sỏi. Phương pháp này chỉ cần nội soi qua da, không cần phải phẫu thuật gây ra các vết cắt lớn.

Hiện nay, phương pháp chữa sỏi thận bằng tán sỏi ngày càng phát triển lên nhiều tầm cao mới. Ngành y học Việt Nam đã học hỏi cập nhật kỹ thuật từ nước ngoài để giúp người bệnh tránh được nỗi lo phải phẫu thuật.

Hình ảnh sỏi thận

Nguyên nhân sỏi thận

  • Thiếu nước: Thói quen uống ít hoặc không uống nước sẽ làm chất thải và độc tố không được trôi theo hệ bài tiết. Ngoài ra, khi hàm lượng nước trong người quá ít, nước tiểu bị bão hoà. Khi có thêm các chất cặn bã được chuyển tới, chúng sẽ không thể hoà tan để đào thải ra ngoài. Điều này các chất cặn bám vào thận và dần cô đọng, hình thành cục sỏi.
  • Nguyên nhân bệnh sỏi thận bẩm sinh: Một số người bị dị dạng các bộ phận như thận, bóng đái, bàng quang,… bẩm sinh. Cấu trúc bài tiết không hoàn thiện làm tồn chất cặn, qua thời gian dài sẽ tạo nên nhân sỏi.
  • Nhịn tiểu: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới bệnh sỏi thận. Việc nhịn đi tiểu sẽ làm bóng đái bị quá sức chịu đựng, trong khi đó nước tiểu vẫn được hệ bài tiết truyền tới. Điều này làm tăng áp suất cho bóng đái, dần dần các chất cặn bã sẽ kết tinh lại để giải phóng không gian chứa nước tiểu.
  • Nguyên nhân sỏi thận do ăn uống: Việc ăn uống quá mặn sẽ làm rút nước trong cơ thể, dễ bị đọng sỏi. Ngoài ra, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều canxi, sắt, glucocorticoids, oxalate, thiazid, acetazolamid, theophylin, vitamin D, vitamin C,… cũng sẽ gây nên loại bệnh này.
  • Thói quen ngủ dậy muộn: Nếu thói quen sinh hoạt lệch múi giờ, ngủ muộn và dậy muộn, không đi tiểu vào đúng giờ sẽ làm ứ nước tiểu.
  • Nằm nhiều trong thời gian dài: Việc nằm quá nhiều sẽ làm hệ bài tiết bị cản trở, quá trình đưa nước tiểu tới bóng đái gặp khó khăn, dẫn đến mắc bệnh.

Dấu hiệu sỏi thận

  • Cảm giác đau, buốt bộ phận sinh dục khi đi tiểu: Nguyên nhân là khi đi ngoài, nước tiểu sẽ cuốn theo sỏi lăn khắp nơi và va vào niệu đạo, bàng quang, niệu quản,… Khi chạm vào các mô mềm, dây thần kinh cảm giác sẽ bị đau. Nếu sỏi thận càng nặng, kích thước của sỏi càng lớn, người bệnh sẽ càng cảm thấy các cơn đau đớn nhiều hơn.
  • Đau lưng và đau vùng bụng dưới xương sườn: Kể từ khi xuất hiện sỏi tại thận, người bệnh sỏi thận sẽ luôn luôn bị đau tại bộ phận này. Thận nằm ở dưới xương sườn, giữa bụng và lưng. Khi kích thước sỏi nhỏ, người bệnh chỉ cảm thấy đau ở bụng, nếu sỏi phát triển quá to cơn đau sẽ lan tới tận lưng.
  • Chảy máu: Vì sỏi va đập quá nhiều vào mạch máu trên đường di chuyển, nên người bệnh sẽ bị chảy máu trên thành niêm mạc. Máu có thể nhìn thấy khi đi tiểu hoặc phải nội soi để phát hiện.
  • Đi tiểu dắt: Sỏi thận sẽ làm bàng quan bị rối loạn, kích thích người bệnh có cảm giác luôn buồn tiểu. Tuy nhiên mỗi lần đi tiểu chỉ đi được rất ít. Càng ngày cảm giác buồn tiểu sẽ càng dữ dội. Hầu như mọi lúc người bệnh đều muốn đi tiểu, đi tới nhà vệ sinh cảm giác lại càng gấp rút hơn. Thêm vào đó, khi ngồi trong nhà vệ sinh bạn thấy vô cùng dễ chịu, không muốn đi ra ngoài.
  • Sợ lạnh: Người bệnh sỏi thận sẽ luôn có cảm giác ớn lạnh, kể cả trong thời tiết ấm áp. Thêm vào đó, cả thân người thường bị run lẩy bẩy, hồ hôi xuất hiện nhiều trên trán và lòng bàn tay.

Dấu hiệu sỏi thận

Cách trị sỏi thận

Tùy vào từng tình trạng bệnh nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau. Trước khi đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất, các bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước sỏi, các thương tổn do sỏi gây ra và các triệu chứng bạn đang gặp phải là gì.

Nếu kích thước sỏi chưa lớn, đường kính nhỏ hơn 5mm thì bệnh mới ở giai đoạn nhẹ, chưa có biến chứng. Lúc này, người bệnh sỏi thận sẽ chỉ cảm thấy hơi đau bụng, chưa có tình trạng xuất huyết trong. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp nội khoa để điều trị. Các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, lợi tiểu,… cho người bệnh uống.

Trong thời gian dùng thuốc, bạn sẽ cần tái khám nhiều lần để kiểm tra kích thước sỏi có nhỏ đi hay không. Từ đó bác sĩ sẽ thay đổi các loại thuốc sao cho phù hợp.

Với kích thước sỏi đường kính từ 5mm trở lên, đây là giai đoạn phát triển mạnh của bệnh sỏi thận. Sỏi có thể gây nên nhiều biến chứng cho cơ thể như chảy máu, tắc nghẽn thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng bàng quang,… Các bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật không xâm lấn, tức là tán nhỏ sỏi và hút ra ngoài bằng máy. Trường hợp nặng nhất sẽ cần đến kỹ thuật có xâm lấn là phẫu thuật.

Khi phẫu thuật, người bệnh sỏi thận sẽ cần uống thuốc trong vài ngày cho sỏi ổn định, các tổn thương bên trong lành lại để không gây nhiễm trùng khi mổ. Thời gian tiến hành mổ sẽ tốn khoảng 3-5 tiếng. Sau đó, người bệnh sẽ được nằm tại bệnh viện để theo dõi.

Khoảng 4-7 ngày vết mổ sẽ lành hẳn, bạn có thể được xuất viện để về nhà. Cuối cùng, người bệnh cần dùng thêm một số loại thuốc để phục hồi sức khoẻ và bồi bổ cơ thể.

Ở giai đoạn bệnh sỏi thận phát triển, dù có phẫu thuật hay không, người bệnh đều phải sử dụng thêm khá nhiều loại thuốc khác nhau. Những loại thuốc này gồm thuốc ngăn hình thành viên sỏi mới, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm, thuốc kiểm soát nồng độ các chất khoáng,…. Thêm vào đó, bạn sẽ cần thiết lập một thói quen sinh hoạt, kiêng cữ nghiêm ngặt để tránh bệnh tái phát.

Qua các thông tin trên, bạn có thể thấy rằng sỏi thận là một loại bệnh rất dễ chữa trị nếu được phát hiện từ sớm. Ngoài ra, bạn nên có thói quen phòng ngừa bệnh bằng cách uống nhiều nước và dùng thảo dược.

0983340246