Sỏi tiết niệu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa bệnh

Sỏi tiết niệu được biết đến là một trong những bệnh lý phổ biến nhất đường tiết niệu nhất ở người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung trong bài viết dưới đây.

Sỏi tiết niệu là gì?

Trong hệ tiết niệu ở người thì sẽ có những bộ phận chính bao gồm là thận, niệu quản, bàng quang và đường niệu đạo. Nếu người bệnh gặp bất kì tình trạng nào mà sỏi xuất hiện trong các cơ quan nêu trên thì có nghĩa là người đó đã mắc bệnh sỏi tiết niệu

Như vậy, sỏi đường tiết niệu được biết đến là tên gọi chung của các loại sỏi ở bàng quang, sỏi tại niệu đạo và sỏi thận. Tuy nhiên, phần lớn sỏi thường được hình thành từ thận sau đó thường sẽ di chuyển theo đường nước tiểu đi đến các bộ phận như niệu quản, bàng quang với tỷ lệ là 27% ở niệu quản, 25% tại bàng quang và 4% ở phía niệu đạo. Sỏi tiết niệu chiếm tỷ lệ rất cao trong các bệnh lý liên quan tới các bộ phận này, thường có tỷ lệ trên 40%.

sỏi tiết niệu

Phần lớn các loại sỏi đều được hình thành từ thận rồi rơi xuống các bộ phận khác của hệ tiết niệu như bàng quang và niệu đạo. Trong đó, các loại sỏi thường được thấy nhiều nhất đó là:

  • Sỏi canxi: Thành phần chủ yếu là canxi và một số thành phần khác. Loại sỏi này chiếm tới 85% số người mắc sỏi đường tiết niệu.
  • Sỏi Oxalat: Sỏi này thường mắc ở đa số người sống ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khi được kết hợp với sỏi canxi sẽ hình thành sỏi Oxalat canxi.
  • Sỏi Phosphat: Tỷ lệ người mắc sỏi này khá thấp chỉ chiếm khoảng từ 5 – 10% tỷ lệ người mắc bệnh.
  • Bên cạnh đó còn một số loại sỏi khác như: Cystin, Acid Uric,…

Mỗi một loại sỏi thường có thể gây ra những triệu chứng khác nhau gây ảnh hưởng lớn tới người bệnh nên bạn cần phải hết sức chú ý.

Dấu hiệu có sỏi tiết niệu

Tùy thuộc vào các vị trí hình thành sỏi mà các biểu hiện của bệnh cũng khác nhau. Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ thông thường sẽ không gây ra các triệu chứng bệnh nên rất khó có thể phát hiện. Nhưng nhìn chung người mắc bệnh sỏi tiết niệu sẽ có những triệu chứng sau đây cần phải chú ý:

  • Tình trạng đau nhức vùng thắt lưng: Đây là một trong những biểu hiện dễ nhận biết và thường gặp nhất, những cơn đau nhức vùng thắt lưng kéo dài âm ỉ hoặc có thể đau dữ dội từng cơn, những cơn đau nhức có thể lan rộng và phía trước và phía vùng bẹn sinh dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt gặp phải trong một số trường hợp sỏi chặn ở khu vực niệu đạo dẫn tới tình trạng khó tiểu, tiểu rát nên mọi người cần hết sức lưu ý.
  • Tiểu ra máu: Sỏi có thể va chạm và các niêm mạc của đường tiết niệu gây tình trạng chảy máu khi tiểu.
  • Bệnh nhân có thể gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới tình trạng sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi,… rất nguy hiểm.

Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ những triệu chứng trên thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ từ phía bác sĩ.

Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu

Theo các chuyên gia cho biết thì có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn tới bệnh. Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Uống quá ít nước trong thời gian dài, nhất là đối với những người trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng bức, việc ra nhiều mồ hôi khiến cho nước tiểu đọng lại trong cơ thể dẫn tới việc hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, đường, canxi, đạm,…
  • Giới tính: Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh sỏi tiết niệu thường gặp, thông thường nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình có người từng bị mắc bệnh sỏi đường tiết niệu.
  • Sử dụng thuốc tây trong thời gian dài cũng là một trong những yếu tố hình thành sỏi.
  • Độ tuổi: Tỷ lệ người mắc bệnh thường từ 30 – 55 tuổi.
  • Nghề nghiệp: Người làm trong môi trường nóng bức, ít vận động thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Một số bệnh lý là tác nhân gây hình thành sỏi như: Dạ dày, cận giáp, viêm ruột, nhiễm khuẩn,…

Bệnh sỏi tiết niệu có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần phải hết sức chú ý. Một số những biến chứng nguy hiểm cần phải chú ý như: Viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận, suy thận cấp và mạn tính,…

Cách chữa sỏi tiết niệu

Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi, việc điều trị bệnh hiệu quả nhất là khi sỏi còn nhỏ. Nếu trong trường hợp sỏi lớn thì việc chữa trị sẽ rất phức tạp, cùng với đó là chi phí tốt kém. Thông thường hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh thường được sử dụng là điều trị nội khoa và ngoại khoa.

  • Đối với trường hợp điều trị nội khoa thường được chỉ định đối với trường hợp người bệnh có kích thước sỏi nhỏ dưới 5mm, các loại thuốc thường được chỉ định điều trị như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc tiêu sỏi,…
  • Trong một số trường hợp sỏi lớn thì sẽ cần can thiệp ngoại khoa với các kỹ thuật điều trị hiện tại, ít xâm lấn như: Nội soi tán sỏi qua da chuẩn thức, nội soi tán sỏi qua da tối thiểu, nội soi niệu quản và tán sỏi ngoài cơ thể,…

Trong quá trình điều trị bệnh thì ngoài việc người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống hằng ngày cũng rất quan trọng.

Để giảm thiểu hiệu quả quá trình hình thành và phát triển của sỏi tiết niệu thì các loại thực phẩm tốt cho người bệnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả tươi để giúp giảm nồng độ canxi bài tiết trong nước tiểu.
  • Các loại trái cây tươi giàu citrate giúp cho cơ thể hạn chế tình trạng kết tinh sỏi, người bệnh có thể bổ sung một số loại trái cây như bưởi, cam, quýt,…
  • Nên uống nước đều đặn hằng ngày từ 2 – 2.3 lít nước giúp gia tăng quá trình đào thải ra ngoài cơ thể để hạn chế quá trình lắng đọng.

Bệnh sỏi tiết niệu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời luôn là một trong những cách tốt nhất giúp điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

0983340246