Barole 20 là một trong những loại thuốc về đường tiêu hóa phổ biến trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp thông tin về thuốc từ thành phần, cách dùng, lưu ý và công dụng dành cho bạn đọc.
Barole 20 là thuốc gì?
Barole 20 là thuốc chuyên trị các bệnh về đường tiêu hóa, điển hình như bệnh viêm loét dạ dày, chướng bụng đầy hơi, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm thực quản hay hội chứng Zollinger-Ellison.
Đây là sản phẩm thuốc của công ty Themis Laboratories Prop, Ankur Pharm Pvt., ltd tại Ấn Độ. Thuốc barole 20 được bào chế dưới dạng viên nang bao tan trong ruột với thành phần là rabeprazole 20mg.
Ngoài ra thành phần thuốc barole 20 còn gồm có một số tá dược vừa đủ khác để tạo nên một viên nang bao tan trong ruột, đóng gói trong một hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Tác dụng của thuốc barole 20
Chỉ định
Thuốc barole 20 được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị hồi lưu dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng và hội chứng ZE.
Tác dụng của thuốc barole 20 là giúp ức chế tiết dịch acid trong dạ dày từ đó làm giảm nồng độ acid xuống mức thấp nhất có thể.
Chống chỉ định
Thuốc barole 20 được chống chỉ định cho bất kỳ đối tượng nào mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần rabeprazole có trong thuốc.
Đối tượng phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi và người già, người cao tuổi không được khuyến khích sử dụng loại thuốc barole 20 này.
Thuốc barole 20 uống trước hay sau ăn?
Người bệnh sử dụng thuốc barole 20 viên theo đường uống với nước lọc. Hạn chế sử dụng thuốc với các loại nước ngọt, đồ uống có ga, chất kích thích hay rượu, bia.
Đối với trường hợp sử dụng thuốc tiêm barole 20 trong điều trị bệnh mọi người cần thực hiện dựa theo hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia y tế.
Liều dùng thuốc barole 20
Sau đây là liều dùng tham khảo của thuốc barole 20 đối với bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tiêu hóa mà các bạn có thể tham khảo:
Liều dùng barole 20 dạng viên
- Bệnh nhân lưu hồi dạ dày thực quản: Liều lượng sử dụng barole 20 là 20mg/ngày với 1 viên/lần, sử dụng từ 4-8 tuần.
- Bệnh nhân loét tá tràng: Liều lượng sử dụng thuốc barole 20 là 20mg/lần/ngày trong vòng 4 tuần.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Liều dùng thuốc barole 20 là 60mg/ngày/lần.
- Trào ngược dạ dày thực quản ăn mòn hoặc loét: Liều lượng sử dụng thuốc barole 20 khuyến cáo là 20mg/ngày, uống trong vòng 4-8 tuần.
- Barole 20 điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Sử dụng chất rabeprazole cùng với thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn có tác hại gây ra các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày.
Liều dùng đối với thuốc Barole 20 dạng tiêm
- Loét dạ dày cấp tính: Liều dùng barole 20 thông thường là trong khoảng 20mg/ngày/lần. Liều duy trì rơi vào khoảng 10-20mg/ngày/lần.
- Hội chứng trào ngược dạ dày: Liều dùng barole 20 từ 10-20mg/ngày/lần.
- Hội hứng ZE: Liều lượng sử dụng barole 20 là 60mg/ngày.
Một số tác dụng phụ của thuốc Barole 20
Sau đây là một vài tác dụng phụ khó tránh khi sử dụng tuốc barole 20 mà bạn cần chú ý:
- Suy nhược
- Dị ứng
- Cảm lạnh
- Mệt mỏi
- Rối loạn tiêu hóa
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Ợ hơi
- Khó tiêu
- Đau tức ngực
- Xuất huyết trực tràng
- Chán ăn
- Tiêu phân đen
- Sỏi thận
- Viêm thực quản
- Viêm loét miệng lợi
Người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện cơ thể mình khi sử dụng thuốc barole 20. Nếu cơ thể xuất hiện một trong các dấu hiệu trên cần ngay lập tức dừng sử dụng thuốc và báo ngay với chuyên gia y tế của mình để có phương án khắc phục triệt để.
Lưu ý khi sử dụng thuốc barole 20
Dưới đây là các lưu ý mà chuyên gia đưa ra dành cho người bệnh khi sử dụng thuốc barole 20, mọi người tham khảo làm theo để tránh gặp phải các phản ứng với thuốc:
- Bảo quản thuốc barole 20 ở nơi thoáng mát, để xa tầm tay trẻ em và ánh sáng chiếu đến. Không để thuốc ở nơi ẩm thấp, độ ẩm trên 80%
- Trường hợp người bệnh mắc bệnh suy gan không được sử dụng thuốc.
- Thuốc Barole 20 có khả năng làm giảm chẩn đoán bệnh u ác tính như ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng. Vì vậy cần phải triệt tiêu mầm mống bệnh tật này trước.
- Thuốc barole 20 có thể gây ra tình trạng gãy xương nếu sử dụng liều cao. Chính vì vậy người bệnh cần tuyệt đối thực hiện theo liều lượng của bác sĩ chỉ định.
- Một số trường hợp thuốc ảnh hưởng lớn đến chức năng thận. Nếu bạn gặp phải tình trạng tiểu ít, nước tiểu có hiện tượng lạ cần báo ngay cho bác sĩ.
- Không vứt thuốc barole 20 đã quá hạn sử dụng, chuyển màu vào bồn cầu, nhà vệ sinh hay ao hồ mà cần tuân thủ xử lý thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Trong trường hợp quên liều cần bổ sung liều một cách nhanh nhất. Có thể bỏ qua liều cũ nếu liều mới ngay sau đó.
- Trong trườn hợp xử dụng barole 20 quá liều dẫn đến đột quỵ, khó thở, ngất xỉu cần đưa người bệnh đi bệnh viện ngay lập tức.
Để sử dụng thuốc barole 20 hiệu quả và an toàn, người bệnh cần thăm khám sức khỏe thường xuyên, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và có phương án tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
>> Xem thêm: Pulcet 40mg là thuốc gì? Thành phần, công dụng và cách dùng
Trên đây là các thông tin về thuốc barole 20. Hi vọng mọi người thông qua bài viết đã có cái nhìn rõ nét hơn về loại thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa này.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.