Viêm phổi là bệnh hô hấp phổ biến, không chỉ xảy ra phổ biến ở người trưởng thành mà còn xuất hiện ở người già và trẻ nhỏ. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu như chúng ta áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý. Vậy, bệnh viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là một trong số những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Đây là tình trạng phổi bị viêm và khiến cho chức năng của một số cơ quan hoặc toàn bộ phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh mà mức độ thương tổn ở phổi sẽ có sự khác nhau.
Viêm phổi thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Trong đó chủ yếu nhất là nhóm người cao tuổi và trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở những người từng có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch và hô hấp.
Sau khi bị nhiễm bệnh, phổi sẽ sản sinh ra các tế bào chết và chất dịch vị. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và khiến cho các túi khí bị tắc nghẽn. Thậm chí sẽ khiến cho người bệnh bị tử vong do cơ thể không được cung cấp đủ canxi.
Bệnh viêm phổi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như chủ quan và để bệnh ngày càng lâu, toàn bộ phần phổi của người bệnh sẽ bị nhiễm trùng. Từ đó sẽ khiến cho quá trình hô hấp ở người bệnh trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân viêm phổi
Việc nắm bắt một số nguyên nhân gây viêm phổi sẽ giúp cho người bệnh chủ động được trong việc phòng tránh cũng như có thể đưa ra được hướng điều trị hợp lý. Thông thường, bệnh xảy ra là do:
Hoạt động của các loại vi khuẩn
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh viêm phổi. Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài khi xâm nhập vào phổi sẽ khiến cho cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng viêm và nhiễm trùng. Ngoài ra, vi khuẩn còn lây qua tuyến nước bọt trong quá trình giao tiếp hay từ việc hắt hơi, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Viêm phổi là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Chính vì vậy, nếu như không có biện pháp phòng ngừa hợp lý, bệnh sẽ có mức độ lây lan rất nhanh.
Để đảm bảo không bị nhiễm bệnh và không để bệnh lây ra cộng đồng, bạn nên đeo khẩu trang nơi đông người hoặc dùng tay che miệng mỗi khi hắt xì.
Virus gây viêm phổi
Virus cũng là tác nhân gây nên bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh do virus rất ít. Ở trẻ nhỏ, những loại virus chủ yếu gây bệnh là virus cúm A, cúm B. Trẻ dưới 3 tuổi thường có nguy cơ bị viêm phổi cao nhất. Đối với người lớn, tình trạng bệnh xảy ra là do hoạt động của các loại virus như virus herpes, virus hanta, virus adeno…
Virus cúm mùa là nguyên nhân khiến cho người bệnh dễ bị suy hô hấp và bệnh phổi nặng, từ đó dẫn đến tử vong. Ngoài virus cúm mùa thì những virus gây nên tình trạng cảm lạnh cũng dễ cho chúng ta bị viêm phổi. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng một số loại thuốc điều trị chuyên biệt thì tình trạng bệnh sẽ được thuyên giảm.
Bị viêm phổi do cơ thể nhiễm nấm
Sau khi người bệnh trải qua quá trình hóa trị, ghép tạng, sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm đáng kể. Khi sức khỏe bị yếu đi, một số loại nấm trong cơ thể sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và khiến cho phổi bị viêm.
Ngoài ra, khi con người sống trong môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều khói bụi, các loại nấm gây hại sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong phổi. Triệu chứng ban đầu của người bệnh đó là xuất hiện các cơn ho từ nhẹ đến nặng. Nặng hơn là tình trạng nôn ra máu.
Tác động của hóa chất gây nên tình trạng viêm phổi
Một số loại hóa chất ở dạng lỏng, dạng khí, dạng rắn khi xâm nhập vào cơ thể không chỉ khiến phổi bị tổn thương mà còn gây nên vô số căn bệnh nguy hiểm khác. Đây chính là nguyên nhân khiến cho phổi chịu hư tổn nhiều nhất.
Triệu chứng viêm phổi
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh lý mà người bị viêm phổi sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu điển hình phải kể đến là:
- Tức ngực, khó thở, sốt cao kéo dài.
- Xuất hiện triệu chứng như ho có đờm, ho khan, đờm có màu vàng hoặc xanh, thi thoảng có các tia máu nhỏ.
- Toàn bộ cơ thể bị đau nhức, đặc biệt là vùng bắp chân, bắp tay.
- Không có cảm giác ăn ngon miệng, thường xuyên chán ăn và bỏ bữa.
- Cơ thể bị ớn lạnh, buồn nôn.
- Bị nhức đầu, choáng váng.
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Thân nhiệt thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh.
- Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không tỉnh táo, kèm theo đó là vùng da mặt kém sắc và nhợt nhạt. Lúc này, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để cấp cứu. Nếu không sẽ có khả năng cao bị tử vong.
Biến chứng viêm phổi
Tình trạng bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như khó thở, mạch đập nhanh, môi tím. Thậm chí bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm trùng và suy hô hấp. Những biến chứng cụ thể đó là:
- Áp xe phổi: Nguyên nhân do người bệnh dùng kháng sinh không đảm bảo liều lượng. Kèm theo đó là tình trạng bệnh nhân bị sốt kéo dài, ho khạc nhiều đờm và có mủ.
- Thùy phổi bị xẹp: Do đờm vây đặc và khiến cho phế quản bị tắc.
- Phù phổi cấp: Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi, triệu chứng điển hình của bệnh là vã mồ hôi, tức ngực, khó thở, da có màu xanh tím.
Biến chứng trong lồng ngực:
- Tràn dịch màng phổi: Người bệnh khi bị tràn dịch màng phổi sẽ bị đau đầu, sốt cao, cơ thể suy nhược, đau tức ngực…
- Tràn khí màng trung thất, màng phổi: Nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu.
- Màng phổi bị tràn mủ: Bệnh nhân bị sốt cao, xuất hiện mủ ở màng phổi.
- Viêm ngoài màng tim: Xuất hiện các cơn đau ở vùng trước tim.
Biến chứng xa:
- Bị nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn xâm nhập vào phổi và lây lan sang các cơ quan khác trong hệ tuần hoàn. Từ đó dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng máu. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn và tốn kém. Chưa kể nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
- Viêm khớp: Thường gặp ở người trẻ. Thông thường chỉ có 1 đến 2 khớp bị đau.
- Viêm mạc cấp tính: Dấu hiệu điển hình là người bệnh xuất hiện các cơn rét run.
- Viêm màng não: Khi bị viêm màng não, người bệnh sẽ bị suy giảm khả năng nhận thức, hệ thần kinh bị tổn thương và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm phổi có tự khỏi được không?
Viêm phổi nếu không được điều trị hoặc điều trị muộn, điều trị không đúng cách khiến bệnh tiến triển nặng, tăng nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trường hợp sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch. Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây tử vong.
Do đó, khi có triệu chứng dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị đúng, kịp thời.
Cách trị viêm phổi tại nhà
Sử dụng thuốc Tây
Những loại thuốc Tây hay được các bác sĩ kê đơn để điều trị viêm phổi đó là:
- Thuốc kháng sinh: Erythromycin, azithromycin, clarithromycin là những dòng thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị những trường hợp bệnh viêm phổi ở mức độ nhẹ.
- Thuốc hỗ trợ đường thở: Công dụng của loại thuốc này đó là làm lỏng phần chất nhầy có trong phổi. Từ đó giúp cho quá trình hô hấp của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng virus: Thường được dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm phổi do virus gây nên. Zanamivir, peramivir, oseltamivir là những dòng thuốc kháng virus hay được sử dụng phổ biến nhất.
- Thuốc kháng nấm: Được chỉ định sử dụng cho người bệnh bị viêm phổi do nấm. Itraconazole, fluconazole… những loại thuốc kháng nấm tiêu biểu.
Mẹo chữa viêm phổi từ các bài thuốc dân gian
- Gừng tươi: Thành phần có trong gừng đã được chứng minh là đem đến hiệu quả trong việc chống sự co thắt của cơ trơn, giúp giảm ho và chống viêm rất tốt. Đặc biệt, hoạt chất cineol có khả năng ngăn chặn hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại cho phổi.
- Nghệ tươi: Nghệ tươi không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày mà còn rất tốt cho bệnh nhân bị viêm phổi nhờ tính sát khuẩn cao.
- Ngoài ra, một số vị thuốc dân gian giúp trị viêm phổi mà chúng ta có thể sử dụng như tỏi, dâu, húng quế, mật ong, trà đen, tía tô…
Ngoài ra, để điều trị viêm phổi tại nhà, bạn nên áp dụng các phương pháp sau:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi: Khi bị viêm phổi, bạn tuyệt đối tránh làm việc quá sức. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi mỗi khi cảm thấy cơ thể không đủ khỏe mạnh.
- Tăng cường uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ góp phần làm loãng phần chất nhầy có trong phổi. Từ đó dễ dàng tống khứ các dị vật ra khỏi cổ, góp phần quan trọng trong việc giúp hồi phục chức năng của phổi.
- Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, không khói thuốc. Đồng thời, bạn nên duy trì thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho bệnh viêm phổi như cam, quýt, cải bắp, cà chua…
Giải pháp hiệu quả cuối cùng cho người bệnh viêm phổi
Để điều trị dứt điểm viêm phổi, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Cao bổ phế được nghiên cứu và điều chế bởi đội ngũ lương y bác sĩ Tâm Minh Đường. Đây là bài thuốc được Sở Y Tế cấp phép lưu hành và công nhận là giải pháp tiên phong trong việc chấm dứt những triệu chứng của bệnh viêm phổi một cách nhanh chóng, an toàn, không biến chứng.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường là một bài thuốc Đông y, do đó, nguyên liệu chính tạo thành sản phẩm được chiết xuất 100% thảo dược từ thiên nhiên. Trong đó, phải kể đến thành phần bách bộ, trần bì, cát cánh, kim ngân hoa, kinh giới, cải trời, la bạc tử, tang bạch bì. Chúng được gia giảm theo một tỷ lệ vàng, giúp phát huy tối đa dược tính của các loại dược liệu.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường hội tụ những tinh hoa y học truyền thống với thành quả của y học hiện đại mang đến một số ưu điểm nổi bật sau:
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay!
- Nguồn nguyên liệu chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, đạt tiêu chuẩn CO – CQ, an toàn với sức khỏe người bệnh. Các loại thảo dược được sử dụng với những tác dụng riêng, khi được kết hợp với nhau sẽ tạo ra một bài thuốc điều trị viêm phổi hiệu quả.
- Quy trình điều chế khắt khe: Các loại dược liệu sau khi được thu hái và sơ chế sẽ được đun trong nồi chuyên dụng trên nhiệt độ 100 độ C trong suốt 48 giờ đồng hồ đảm bảo chiết xuất tối đa các dược tính. Sau quá trình chắt lọc cặn bã, phần tinh chất thu được sẽ được cô đặc theo công thức bí truyền.
- Điểm đặc biệt của Cao bổ phế Tâm Minh Đường còn thể hiện ở dạng điều chế cao nguyên chất, giúp khắc phục tính mùa vụ của dược liệu. Cao thành phẩm thu được sánh mịn, có mùi của thảo dược tự nhiên, dễ uống, đảm bảo không tân dược, không chất bảo quản hay chất phụ gia. Cũng nhờ dạng điều chế cao nguyên chất, các tinh chất được thẩm thấu và tác dụng nhanh gấp 3 – 4 lần so với các dạng điều chế khác.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, cao nguyên chất là một trong những dạng thức khó nhất trong Đông y, để thu được thành phẩm cuối cùng phải trải qua một quá trình điều chế dài và tiêu tốn rất nhiều dược liệu. Tuy nhiên, với mục đích mang đến những sản phẩm chất lượng và hiệu quả cho người bệnh, các bác sĩ Tâm Minh Đường vẫn quyết định điều chế Cao bổ phế theo dạng thức đặc biệt này.
Quý độc giả có thể lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng về những ưu điểm nổi bật của cao nguyên chất trong video sau:
Dựa trên kết quả điều trị thành công của hàng ngàn người bệnh, có thể thấy lộ trình điều trị viêm phổi của Cao bổ phế Tâm Minh Đường:
- Sau 7 đến 14 ngày: Thuyên giảm đến 40% các triệu chứng khó thở, ho khan, ho kéo dài.
- Sau 21 đến 28 ngày: Chấm dứt hoàn toàn triệu chứng ho, cơ thể không còn mệt mỏi, uể oải.
- Sau 35 đến 42 ngày: Cổ họng thông thoáng, không còn đau tức vùng ngực, cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
=> Xem Thêm: Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường có tốt không, bán ở đâu và bao nhiêu tiền?
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Đáp ứng nhu cầu độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0983.34.0246
- Website: https://tamminhduong.com
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0903.876.437
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.