Sỏi Niệu Quản Là Gì? Có Nguy Hiểm Không, Cách Chữa

Sỏi niệu quản được biết đến là một trong những loại sỏi trong hệ bài tiết, căn bệnh này được thống kê chiếm tới 28% các ca mắc bệnh về sỏi liên quan tới hệ  bài tiết. Vậy để hiểu hơn về căn bện này là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung dưới đây của bài viết.

Sỏi niệu quản là gì?

Trước tiên để bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này thì chúng ta cần phải hình dung với nhau rằng vị trí của bộ phận này nằm ở đâu. Trong cơ thể của chúng ta sẽ có 1 bộ phận là bàng quang nằm ở vị trí trên của xương chậu, 2 bên thận nằm ở 2 bên gần phía xương sườn. Thận sẽ lọc máu và loại bỏ các chất, nước thải xuống bàng quang, giữa 2 vị trí của thận và bàng quang sẽ được nối với nhau bằng 2 đường ống dẫn truyền, người ta gọi đó là niệu quản.

Niệu quản là 1 đường ống với chiều dài khoảng 25cm để dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng về cuối thì ống niệu quản sẽ càng hẹp lại. Quá trình hình thành sỏi niệu quản là do sỏi thường từ thận di chuyển xuống phía dưới niệu quản, đây được coi là một trong những dạng bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh liên quan tới sỏi đường tiết niệu vì sỏi nằm trong đường niệu quản sẽ gây ra tình trạng cạn trở dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống dưới bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà bệnh có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm.

Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi có thể nằm ở bất cứ đoạn nào của niệu quản, thông thường sỏi hay gặp nhất ở 3 vị trí hẹp của niệu quản đó là: Đoạn nối ở thận với đầu niệu quản, đoạn nối cuối niệu quản vào bàng quang, đoạn niệu quản nằm ở phía trước của động mạch chậu.

Số lượng sỏi thông thường là 1, đôi khi là nhiều và có thể hình thành một chuỗi sỏi bên trong niệu quản.

Trong thời điểm sỏi mới hình thành, thường sẽ chưa gây ra các triệu chứng, giai đoạn của bệnh thường có thể kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm. Trong thời điểm phát hiện sớm bệnh thì việc điều trị nội khoa có thể sẽ mang lại hiệu quả đến trên 80%.

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

Thông thường thì vị trí của các viên sỏi và sự hình thành của sỏi thường nằm trong thận hoặc nơi tiếp giáp với phần ống niệu quản. Khi sỏi vừa hình thành thì kích thước sỏi rất nhỏ thường chỉ bằng hạt cát vì thế sỏi rất dễ dàng có thể đi qua niệu quản rồi xuống bàng quang. Tuy nhiên có nhiều sỏi hình thành trong thận nằm cách xa đường niệu quản, dần dần kích thước sỏi tăng dần và từ từ có xu hướng trôi về phía niệu quản.

Có rất nhiều các nguyên nhân có thể dẫn tới sỏi niệu quản như:

  • Sỏi thận: 80% nguyên nhân dẫn tới bệnh là do sỏi ở thận rơi xuống niệu quản.
  • Cơ thể dư thừa canxi: Lượng canxi trong cơ thể quá cao khiến cơ thể không kịp tổng hợp dẫn tới việc hình thành sỏi ở rất nhiều vị trí.
  • Do bệnh lý: Sự ảnh hưởng của các bệnh lý như phình tuyến giáp, gout, bệnh suy thận,…
  • Dị dạng niệu quản bẩm sinh: Cấu tạo có thể bị phình, có những vách ngăn,… những vùng này sẽ khiến cho nước tiểu bị đọng lại và gây nên bệnh.
  • Tổn thương niệu quản các phương pháp phẫu thuật gây ra.
  • Nước tiểu bão hòa muối canxi: Đây là tình trạng mà nước tiểu bị bão hòa về muối canxi do tình trạng tăng hấp thu canxi ở ruột, khi xét nghiệm nước tiểu thấy canxi niệu tăng cao.
  • Citrat niệu giảm: Citrat niệu được biết đến có tác dụng giúp làm ức chế sự kết tinh của các loại muối canxi, tình trạng citrat niệu giảm do nguyên nhân nào đó sẽ khiến cho nước tiểu gặp tình trạng bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh sỏi niệu quản.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Thói quen sử dụng ít nước , cộng với nhiệt độ môi trường nóng bức, bổ sung dư thừa vitamin C cũng là nguy cơ mắc bệnh.

Biểu hiện bệnh sỏi niệu quản

Những biểu hiện của bệnh bao gồm:

  • Đau vùng thắt lưng: Tùy vào từng vị trí sỏi mắc trên đoạn nào của niệu quản, những cơn đau sẽ xuất hiện ở những vị trí tương ứng. Triệu chứng đau nhức dần lan đến vùng lưng, những cơn đau âm ỉ sẽ có thể theo người bệnh suốt cả ngày.
  • Xuất hiện những cơn đau quặn vùng bụng: Những cơn đau này xuất phát từ phía thận. Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản, chúng có thể gây ra tình trạng xước các mô mềm trong thận. Do đó người bệnh có thể phải xuất hiện những cơn đau quặn vùng bụng trong khoảng 2 – 3 ngày.
  • Nước tiểu đổi màu: Sỏi có thể gây ra tình trạng nhiễm tủng, từ đó các vết thương có thể hình thành mủ dẫn tới việc nước tiểu đổi màu.
  • Đi tiểu ra máu:  Sỏi làm tổn thương các lớp niêm mạc dẫn tới việc xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Tiểu dắt: Người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, nhưng khi đi lại không tiểu được hoặc nếu có thì rất ít. Biểu hiện này gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hằng ngày của người bệnh.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng sốt, buồn nôn, chướng bụng,…

Trên đây là một số những triệu chứng thường gặp của bệnh, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được sự thăm khám và điều trị kịp thời từ phía bác sĩ.

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Trước khi biết được sỏi niệu quản có nguy hiểm hay không thì ta cần biết căn bệnh này là gì và xuất hiện như thế nào? Cụ thể thì niệu quản chính là phần đường ống dẫn nước tiểu đi từ thận xuống đến bàng quang với chiều dài tầm 25cm. Xuống càng sâu thì đường tiết niệu lại càng nhỏ, chỉ khoảng 2 – 4mm mà thôi.

Sỏi ở niệu quản hình thành là hậu quả khi sỏi di chuyển từ thận xuống đến bàng quang. Sau đó chúng mắc kẹt ở ống niệu quản, gây cản trở lượng nước tiểu đi từ thận xuống bàng quang.

Theo như các chuyên gia của khoa tiết niệu cho rằng bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng cách. Còn nếu như chúng đã di chuyển xuống đến tận cuối niệu quản mà không xử lý kịp thời rất dễ làm đường dẫn bị tắc và hình thành nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

sỏi niệu quản có nguy hiểm không

Ứ nước ở thận và niệu quản

Tương tự sỏi thận thì sỏi niệu quản nếu khởi phát cũng sẽ gây ra các cơn đau nhức cực kỳ khó chịu tại vùng hông và thắt lưng. Ban đầu nó chỉ âm ỉ nhưng càng về sau thì càng đau một cách dữ dội hơn, đặc biệt là lúc sỏi có kích thước lớn hơn 10mm. Khi sỏi xuống đến niệu quản thì chúng cũng là nguyên nhân khiến đường dẫn nước tiểu bị tác, từ đó làm cho nước ứ đọng bên trên sỏi và thận.

Giãn đài bể thận dễ vỡ thận

Giãn bể thận và giãn đài bể thận được đánh giá là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm của căn bệnh sỏi niệu quản. Đặc biệt thì chúng cũng là nguy cơ làm gia tăng việc mắc bệnh suy thận. Nguyên nhân là do nước ứ đọng lại ở bể thận trong thời gian dài làm giãn niệu quản, giãn đài và bể thận. Khi không được chữa trị kịp thời, đúng cách thì lâu dài sẽ là cho bộ phận này phình to, biến dạng hay làm mỏng dần đi. Thời điểm này thận sẽ có hình giống chiếc túi, có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Nhiễm khuẩn đường niệu quản

Quá trình dài sỏi di chuyển từ thận xuống đến niệu quản có thể khiến cho các lớp niêm mạc chúng đi qua bị tổn thương rồi dẫn đến chảy máu. Khi không được can thiệp kịp thời sẽ tạo điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Cuối cùng gây ra viêm nhiễm.

Viêm đài bể thận

Đây cũng được đánh giá là một trong các biến chứng hay gặp nhất của bệnh sỏi niệu quản. Hình thành chủ yếu do nước tiểu ứ đọng trong thận di chuyển khiến niệu quản tắc nghẽn. Thường thì tình trạng này mà được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn khởi phát sẽ dễ dàng chữa trị hơn. Đồng thời ngăn ngừa được viêm nhiễm và hồi phục các chức năng của thận.

Tuy nhiên khi để bệnh lâu không chữa trị hoặc chữa trị chưa được triệt để thì các vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào trong đường tiết niệu thông qua bàng quang và niệu đạo. Từ đó gây ra viêm nhiễm. Đồng thời tại đây chúng cũng được nhân lên rồi phát triển mạnh mẽ. Cuối cùng ngược dòng lên trên làm đài bể thận bị viêm.

>>> Xem thêm: Hướng điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên tối ưu giúp loại bỏ sỏi tối đa

Suy thận cấp

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi niệu quản mà người bệnh cần hết sức chú ý. Khi niệu quản tắc nghẽn cả 2 bên trong một thời gian dài thì có thể khiến bể thận giãn, tình trạng nhu mô thận tổn thương nặng, không thể hồi phục lại như bình thường. Lúc đó các chức năng thận cũng mất tạm thời do mức lọc cầu thận bị ngừng hoặc giảm làm cho gia tăng nguy cơ bị suy thận cấp. Căn bệnh này dễ phát triển nhanh chóng khi hình thành nếu không được can thiệp điều trị đúng lúc.

Suy thận mãn tính

Suy thận mãn tính là một biến chứng nặng nề nhất là bệnh sỏi tiết niệu mang đến. Từ đó khiến cho chức năng thận bị mất dần, lượng Nephron thận đã bị tổn thương đến xơ hóa, không thể hồi phục. Đồng thời đây chính là yếu tố làm cho căn bệnh suy thận cấp nhanh chóng biến chuyển thành giai đoạn mãn tính làm việc điều trị cũng khó khăn hơn.

Cách chữa sỏi niệu quản

Thông thường, hướng điều trị bệnh thường được chia thành 2 hướng, đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Đối với một số trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, chưa gây ra biến chứng thì thường các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng nội khoa. Còn đối với trường hợp sỏi to, dễ gần ra biến chứng thì người bệnh sẽ có thể được chỉ định các phương pháp điều trị ngoại khoa để can thiệp.

Dù áp dụng theo phương pháp điều trị nào đi nữa thì mục đích cuối cùng của phác đồ điều trị là phải giải quyết dứt điểm tình trạng sỏi gây ứ tắc ở niệu quản bằng cách loại bỏ hết sỏi ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, các phương pháp điều trị thường luôn phải theo tiêu chí càng ít xâm lấn vào cơ thể người bệnh càng tốt và nhanh chóng có thể lấy lại được chức năng thận.

Điều trị bệnh bằng nội khoa:

  • Người bệnh sẽ được tiến hành các xét nghiệm để có thể phân tích thành phần sỏi, tình trạng hiện tại của người bệnh.
  • Dùng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể giảm nhanh các triệu chứng của sỏi niệu quản như thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc chống co thắt,…
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày với lượng nước từ 2 – 2.3 lít giúp lợi tiểu và làm mòn sỏi hiệu quả.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều các dưỡng chất có lợi cho cơ thể, bổ sung nhiều chất xơ và hạn chế các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới bệnh.

Điều trị ngoại khoa:

  • Trước tiên, để đi vào việc phẫu thuật người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để giúp chữa lành các vết thương bị nhiễm khuẩn, sau đó mới tiến hành thực hiện phẫu thuật.
  • Phương pháp tán sỏi sẽ được áp dụng trong trường hợp người bệnh mắc sỏi niệu quản ở phần trên.
  • Với sỏi vùng giữa niệu quản sẽ được áp dụng phương pháp nội soi sau phúc mạc hoặc phẫu thuật mổ.
  • Sỏi phần cuối niệu quản sẽ được áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi hoặc áp dụng phẫu thuật để điều trị bệnh.

Khám chữa sỏi niệu quản ở đâu uy tín?

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, phòng khám triển khai thăm khám và chữa trị bệnh mà bệnh nhân có thể lựa chọn. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên chọn những bệnh viện, phòng khám lớn để chữa trị vì tại đó sẽ hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị phục vụ hiện đại,…

Khám chữa sỏi niệu quản tại Hà Nội

Bệnh nhân khu vực Hà Nội và các tỉnh thành tại Hà Nội có thể lựa chọn một trong số các địa chỉ sau đây:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Bệnh viện Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Bệnh viện Thanh Nhàn: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
  • Bệnh viện E Hà Nội: Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  • Bệnh viện Việt Đức – Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
  • Bệnh viện Xanh Pôn – Địa chỉ: Số 12 Chu Văn An, Ba Đình, TP. Hà Nội
  • Bệnh viện 103: Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, TP. Hà Nội
  • Bệnh viện Bưu điện – Địa chỉ: Số 49 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Khám chữa sỏi niệu quản tại TP.HCM

Bệnh nhân khu vực TP. HCM và các tỉnh thành tại Hà Nội có thể lựa chọn một trong số các địa chỉ sau đây:

  • Bệnh viện Nhân Dân 115 – Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
  • Bệnh viện Bình Dân – Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP. HCM
  • Bệnh viện Chợ Rẫy – Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM
  • Bệnh viện Đại học Y Dược – Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM

Trên đây là một số thông tin liên quan tới sỏi niệu quản. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thì người bệnh cần đến bệnh viện để được điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

0983340246